Ảnh chụp một tiêm kích, có thể là nguyên mẫu biến thể FC-31 mới, đang được chia sẻ rộng rãi trên mạng xã hội Trung Quốc. Trong ảnh, chiếc máy bay đang lấy độ cao, trên cánh đuôi sơn biểu tượng của Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), hãng sở hữu công ty chế tạo tiêm kích FC-31.
Nguyên mẫu FC-31 mới dường như không còn thiết bị đo tốc độ ở mũi máy bay giống các mẫu trước.
Thiết bị này có thể được thay thế bởi hệ thống điện tử hàng không khác như radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) giúp tăng khả năng bám bắt mục tiêu và chống gây nhiễu.
Kính buồng lái của nguyên mẫu F-31C này dường như được đổi sang thiết kế giống tiêm kích tàng hình J-20. Nguyên mẫu mới có thể được sửa đổi về ngoại hình để giảm sức cản khi bay.
Tuy nhiên, mẫu FC-31 này dường như vẫn sử dụng động cơ nội địa WS-13 giống đời trước.
WS-13 được chế tạo dựa trên thiết kế của Liên Xô vào những năm 1970, bị đánh giá là hạn chế về chức năng và giảm khả năng tàng hình của máy bay.
FC-31 "Cốt ưng" là mẫu tiêm kích tàng hình thứ hai do Trung Quốc phát triển, sau mẫu J-20.
Tiêm kích FC-31 là biến thể xuất khẩu của J-31 cất cánh lần đầu năm 2012 và gây chú ý khi xuất hiện tại một số triển lãm hàng không của Trung Quốc.
Tiêm kích tàng hình hạng nhẹ J-31 gây bất ngờ vì hình dáng khá giống với tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
Nhiều chuyên gia quân sự nhận định, J-31 là tổng hợp thiết kế từ F-22 và F-35 của Mỹ, tuy nhiên Bắc Kinh chỉ thành công trong việc sao chép hình dáng bên ngoài, còn tính năng chiến đấu thì kém xa.
Tuy nhiên, dường như tính năng tàng hình không phải là ưu tiên hàng đầu của dòng máy bay này như nhà phân tích Reuben F. Johnson đã nhận xét, kể cả các yếu tố quan trọng khác bao gồm vật liệu, vị trí đặt động cơ và thiết kế cửa xả khí.
Tại thời điểm này, khó có thể đo lường chính xác được tính năng của J-31. Việc chiếc máy bay Trung Quốc này vẫn đang được lắp 2 động cơ Klimov RD-93 của Nga, vốn được sử dụng trên những máy bay tiêm kích MiG-29 có từ cuối thời Xô-viết.
Đây là dòng động cơ khá lạc hậu, tuổi thọ ngắn, hiệu suất thấp, chi phí bảo trì, bảo dưỡng rất cao mà đến nay cho dù đã có các phiên bản cải tiến nhưng vẫn không được đánh giá cao.
Với màn khói đen dày đặc khi bay thì không cần radar, ngay cả hệ thống nhận diện hồng ngoại trang bị trên máy bay chiến đấu cũng có thể phát hiện ra loại máy bay này.
Việt Hùng