Trung Quốc cố gắng tiếp cận châu Âu sau 'sự cố Lithuania'

Trung Quốc dự kiến sẽ điều chỉnh cách tiếp cận của mình đối với châu Âu trong nỗ lực duy trì nền tảng '17 + 1' để tương tác với các quốc gia Trung và Đông Âu sau khi một thành viên rút lui.

Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Hungary Peter Szijjarto. Ảnh: Xinhua

Bài liên quan

Trung Quốc-ASEAN họp bàn về hộ chiếu vắc xin và ngăn chặn xung đột ngoài lãnh thổ

Người Hungary phản đối xây trường đại học Trung Quốc ở Budapest

Nhật Bản quan ngại về Viện Khổng tử do Trung Quốc hậu thuẫn

Ông Putin phản đối yếu tố bên ngoài trong tranh chấp biên giới Ấn Độ-Trung Quốc

Lithuania gần đây đã tuyên bố rút khỏi cơ quan “gây chia rẽ” một cách hiệu quả, nói thêm rằng nhóm này đã không mang lại những lợi ích như mong đợi.

Cuối tuần trước, Bắc Kinh đã cố gắng tăng cường sự ủng hộ trên lục địa bằng cách mời bốn Ngoại trưởng của Hungary, Ba Lan, Serbia và Ireland đến Trung Quốc. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị nói với các vị khách của mình rằng cần có "những suy nghĩ bình tĩnh" về những khó khăn hiện tại.

Ông Grzegorz Stec, một nhà phân tích tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc ở Berlin, cho biết: “Sự ra đi của Lithuania là một đòn giáng lớn đối với khuôn khổ '17 + 1', nhưng điều này chưa thể dẫn tới sự sụp đổ của khối".

Ông Stec cho biết một phản ứng dây chuyền từ 16 quốc gia khác khó có thể xảy ra, nhưng họ sẽ chờ xem Bắc Kinh xử lý sự ra đi của Lithuania ra sao và liệu họ có thể đưa ra một đề xuất hấp dẫn hơn hay không. “Chuyến thăm của bốn Bộ trưởng là một phần của công cuộc kiểm soát thiệt hại do Bắc Kinh triển khai”, ông nói.

Sau cuộc gặp, Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Zbigniew Rau nói rằng định dạng '17 + 1' vẫn là một trụ cột quan trọng cho hợp tác giữa châu Âu và Trung Quốc sau khi những điều chỉnh cần thiết được thực hiện.

Một số nhà quan sát cho biết Trung Quốc vẫn lạc quan về việc hợp tác với châu Âu và ít có khả năng áp dụng các biện pháp cứng rắn với hành động của Litva.

Ông Yu Nanping, giáo sư quan hệ quốc tế tại Đại học Sư phạm Hoa Đông cho biết các quốc gia như Ba Lan và Hungary “đã nổi lên ở châu Âu như một thế lực mới và tìm cách tạo ra một tiếng nói chung nhưng độc lập với châu Âu cũ”.

Ông Yu cho biết tuyên bố của ông Rau có nghĩa rằng sẽ có sự sàng lọc nhất định, nhưng những nước ở lại sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau hơn. “Bằng cách nói này, Ba Lan muốn làm nổi bật tầm quan trọng của mình ở 17 + 1 và toàn bộ khu vực Trung và Đông Âu”, ông nhận định.

Khuôn khổ 17 + 1, được thành lập vào năm 2012 và bao gồm cả các thành viên EU và không thuộc EU, gióng lên một hồi chuông cảnh báo với Liên minh châu Âu vì khả năng có thể làm suy yếu tính đoàn kết của khối.

Một số thành viên cũng lặp lại những lời phàn nàn của Lithuania về tốc độ đầu tư chậm chạp, mặc dù Bắc Kinh đã phản bác bằng cách nói rằng họ đã tăng thương mại lên 85% trong 9 năm qua.

Mối quan hệ của Trung Quốc với EU cũng chịu một bước thụt lùi lớn sau khi một thỏa thuận đầu tư được đồng ý vào cuối năm ngoái sau bảy năm đàm phán đã bị Nghị viện Liên minh châu Âu đóng băng trong bối cảnh mối quan tâm ngày càng tăng về nhân quyền ở Tân Cương.

Ông Ding Chun, giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Châu Âu tại Đại học Phúc Đán, cho biết cuộc gặp cuối tuần trước với bốn Ngoại trưởng Châu Âu là một cử chỉ quan trọng.

“Ba Lan là một quốc gia rất quan trọng đối với Trung Quốc trong việc kết nối với các nước trung Âu và đông Âu. Mặc dù nước này cũng có mối quan hệ tốt với Mỹ, nhưng nước này là một đối tác quan trọng của Trung Quốc trong cơ chế 17 + 1. Trung Quốc có thể tiếp tục sử dụng Ba Lan trong tương lai để hiểu nhu cầu của EU và tiếp tục vai trò liên lạc trung gian”, ông nói.

Ông Stec cho biết các quốc gia châu Âu dường như đã phản ứng tích cực với nỗ lực ổn định quan hệ của Bắc Kinh, nhưng những căng thẳng gần đây đã ủng hộ lập luận rằng họ nên duy trì một cách tiếp cận quyết đoán và rõ ràng hơn đối với Trung Quốc.

Hoàng Nam

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/trung-quoc-co-gang-tiep-can-chau-au-sau-su-co-lithuania-post137658.html