Trung Quốc điều binh đến Phúc Kiến, giành lợi thế trên eo biển Đài Loan
Quân nhân lực lượng không quân Trung Quốc từ khắp nơi trên đất nước được điều chuyển về tham gia các cuộc diễn tập thường xuyên của Bộ tư lệnh chiến trường phía Đông xung quanh Đài Loan, theo các nhà quan sát.
Trang South China Morning Post, dẫn bình luận của các nhà quan sát quốc tế nhận định Trung Quốc đã giành được lợi thế chiến trường khi tiến hành các cuộc diễn tập quy mô lớn "phong tỏa" Đài Loan, lần đầu tiên vượt qua đường trung tuyến trên eo biển kể từ năm 1955.
Ngày 8/8, trong cuộc diễn tập chống ngầm và tấn công trên biển, một số máy bay chống ngầm từ Bộ tư lệnh chiến trường phía Nam tỉnh Quảng Đông được triển khai đến vùng biển mục tiêu.
Đài truyền hình nhà nước CCTV đăng video, ghi lại quang cảnh các trực thăng trinh sát chống ngầm Ka-28 do Nga sản xuất tham gia cuộc diễn tập chung không quân và hải quân.
“Mục đích chính là các phi đội không quân thuộc Bộ tư lệnh chiến trường phía Nam và phía Bắc, các hải đội thường trực biển Hoàng Hải và Biển Đông thuộc các hạm đội phía Bắc và phía Đông, phải phối hợp tác chiến cùng với Bộ Tư lệnh Sân khấu phía Đông trong trường hợp diễn ra tình huống Đài Loan,” Song Zhongping, một cựu sĩ quan huấn luyện của Quân đội Trung Quốc (PLA) cho biết.
“Một cuộc chiến tiềm năng đối với Đài Loan là một chiến dịch phức tạp và toàn diện của A2 / AD (chống tiếp cận và từ chối khu vực), đòi hỏi lực lượng không quân và hải quân từ 3 Bộ tư lệnh chiến trường phải liên kết phối hợp thực hiện các nhiệm vụ khác nhau trong môi trường nhất thể hóa chiến trường, ngăn chặn các khả năng can thiệp quân sự nước ngoài từ phía nam và phía bắc.”
Lu Li-shih, cựu giảng viên tại Học viện Hải quân Đài Loan ở Cao Hùng cho biết, mục đích đợt huấn luyện của PLA là giúp các phi công Trung Quốc không cảm nhận bầu trời và vùng biển xung quanh Đài Loan là một “không gian lạ”.
Ông Lư nhận xét, “Các báo cáo ban đầu cho thấy, các phi công từ căn cứ không quân Liêu Ninh thuộc Bộ Tư lệnh chiến trường phía Bắc cũng được điều chuyển đến Căn cứ Không quân Thủy Môn ở tỉnh Phúc Kiến, đối diện với Đài Loan”tham gia diễn tập chiến đấu. Đây không phải là lần đầu tiên, các phi đoàn không quân từ các vùng chiến thuật khác nhau cũng đã đến Phúc Kiến để huấn luyện các kỹ năng chiến thuật.”
Tháng 3/2021, một video của CCTV, quay cảnh huấn luyện bay trong mọi điều kiện thời tiết của một lữ đoàn không quân, có căn cứ thường trú ở tỉnh Liêu Ninh, các phi công của lữ đoàn này đang điều khiển máy bay chiến đấu hạ cánh xuống căn cứ không quân với một tấm bia đá ghi “Căn cứ quân sự tiền duyên”, một cột mốc đánh dấu căn cứ quân sự Ninh Đức của PLA ở tỉnh Phúc Kiến và cách Đài Bắc 250 km (155 dặm).
CCTV cũng đăng video tháng 3/2021, cho thấy các phi đội không quân từ các Bộ tư lệnh chiến trường bay 5.000 km huấn luyện xuyên khu vực, các phi công từ khu vực phía bắc bay đến Phúc Kiến trên bờ biển đông nam, các phi công hải quân phía nam bay theo dãy Himalaya.
Bộ Tư lệnh Chiến trường phía Đông, khu vực trách nhiệm là eo biển Đài Loan ngày 10/8 thông báo đã “kết thúc thành công” các cuộc diễn tập kéo dài 6 ngày liên tiếp và sẽ “tiếp tục tổ chức các cuộc tuần tra sẵn sàng chiến đấu thường xuyên trên vùng biển xung quanh Đài Loan”.
Đây là lần đầu tiên Bộ Tư lệnh chiến trường phía Đông công khai quyết định thường xuyên tiến hành các cuộc tuần tra, huấn luyện chiến đấu trên vùng biển sát với Đài Loan. Các nhà quan sát cho rằng Bắc Kinh đã nắm bắt cơ hội thực hiện "một bước đột phá quân sự" tiệm cận hơn với hòn đảo sau chuyến thăm Đài Bắc của Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi.
Trong cuộc diễn tập sau khi bà Pelosi khởi hành vào ngày 3/8, các máy bay chiến đấu Trung Quốc đã vượt qua đường trung tuyến trên eo biển Đài Loan, ranh giới thực tế giữa Trung Quốc và Đài Loan do Mỹ vạch ra vào năm 1955 sau cuộc nội chiến Trung Quốc. Các bên phần lớn tuân thủ đường ranh giới này trong nhiều thập kỷ cho đến nay.
Ni Lexiong, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Khoa học Chính trị và Luật Thượng Hải cho biết: “Chuyến thăm Đài Bắc của bà Pelosi khiến Bắc Kinh tổn thất về ngoại giao, nhưng đã giúp PLA giành được cơ hội vượt qua đường trung tuyến phân chia eo biển Đài Loan.
“Nếu các cuộc diễn tập của PLA trở thành hoạt động thường xuyên trong tương lai, phía Trung Quốc đã thành công loại bỏ cái gọi là đường trung tuyến, một động thái giành lại lợi thế quân sự sau thất bại ngoại giao trong chuyến công du Đài Loan của Pelosi.”
Một đại tá cao cấp (yêu cầu giấu tên do tình huống nhạy cảm) đã nghỉ hưu và một nhà lịch sử quân sự nhấn mạnh, PLA đã nắm bắt cơ hội “huấn luyện thực chiến” quy mô toàn diện cho tình huống thu hồi lại đảo Đài Loan. Ông nói trong cuộc phỏng vấn với South China Morning Post: “Không quân và hải quân PLA đã có cơ hội hợp pháp để tiến hành các hoạt động kiểm soát bờ biển Đài Loan”.