Trung Quốc đưa ra ba điều kiện tiên quyết để đàm phán thuế quan với Mỹ
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chờ đợi và cuối cùng Trung Quốc đã đồng ý đàm phán về thuế quan, nhưng đưa ra ba điều kiện.

Phó Tổng thống J.D. Vance trở thành mục tiêu đầu tiên Trung Quốc nhằm tới khi đặt điều kiện đàm phán thuế quan. Ảnh: QQnews.
Theo Bloomberg, Trung Quốc đã đưa ra ba điều kiện tiên quyết cho việc ngồi vào đàm phán về vấn đề thuế quan hai bên. Điều kiện đầu tiên là ông Trump phải kiềm chế chặt chẽ đội ngũ chính phủ của mình, không đưa ra những phát biểu xúc phạm người Trung Quốc nữa và phải đối thoại với Trung Quốc trên cơ sở tôn trọng.
Phó Tổng thống Mỹ J.D. Vance trước đó gọi người Trung Quốc là "nông dân" (peasants), làm dấy lên làn sóng phản ứng. Trước đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã chỉ trích gay gắt ông Vance, nói rằng với tư cách là Phó Tổng thống của một quốc gia, thật đáng buồn khi ông có thể nói ra những lời thiếu hiểu biết và bất lịch sự như vậy.
Điều kiện thứ hai của Trung Quốc là eo biển Đài Loan. Trung Quốc yêu cầu Mỹ thể hiện sự chân thành và kiềm chế đừng vừa đàm phán vừa có động thái nhỏ về vấn đề eo biển Đài Loan. Trung Quốc cho hay họ muốn nói với Trump rằng ông không thể sử dụng các con bài mặc cả trong các cuộc đàm phán chiến tranh thuế quan để buộc Trung Quốc phải nhượng bộ về vấn đề Đài Loan. Vấn đề Đài Loan là lằn ranh đỏ và không thể đàm phán.
Điều kiện thứ ba của Trung Quốc là Mỹ cử một nhà đàm phán được Tổng thống Trump ủy quyền trực tiếp để đàm phán và chứng kiến lễ ký kết thỏa thuận thuế quan Trung-Mỹ. Trung Quốc và Mỹ trong quá khứ đã nhiều lần đàm phán, nhưng mỗi lần đến giai đoạn cuối, phía Mỹ lại ngừng đối thoại với lý do "Tổng thống không đồng ý", và mọi thứ lại trở về con số không.

Cuộc chiến thuế quan khiến quan hệ thương mại Trung - Mỹ trở nên đình trệ. Ảnh: QQnews.
Đặc biệt trong nhiệm kỳ này, ông Trump đã giành chiến thắng ở cả Hạ viện và Thượng viện, có tiếng nói mạnh mẽ chưa từng có. Vì vậy, lần này phía Trung Quốc cho rằng Mỹ nên cử những quan chức có thực quyền đưa ra quyết định để tránh lãng phí thời gian của hai bên.
Vì sao Trung Quốc đột nhiên bày tỏ mong muốn đàm phán vào thời điểm này. Liệu nó có phải họ bị đe dọa bởi mức thuế của ông Trump hay không?
Trên thực tế, cả Trung Quốc và Mỹ đều có nhu cầu nội bộ để giảm bớt sự đối đầu. Xét cho cùng, Mỹ đang phải chịu áp lực lạm phát cao và những người ủng hộ tài chính của ông Trump đang mong chờ việc cắt giảm thuế quan. Nền kinh tế Trung Quốc cũng đang tìm kiếm động lực mới cho tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên, ở cấp độ sâu hơn, đây là "cành ô liu" mà Trung Quốc chủ động đưa ra với lý do nắm giữ lợi thế đàm phán, nói với Mỹ rằng Trung Quốc không sợ chiến đấu hay đối thoại, nhưng phải do chúng tôi chủ đạo và thực hiện trong khuôn khổ logic của Trung Quốc.
Động thái này của Trung Quốc không phải là sự nhượng bộ mà là một cuộc tấn công vào Mỹ với tiền đề là nắm bắt thế chủ động; nếu ngồi xuống nói chuyện, đừng nghĩ đến việc dẫn dắt cuộc đàm phán.
Ba điều kiện của Trung Quốc đều cứng rắn. Hiện nay Trung Quốc đã lật bài, liệu Mỹ có chấp nhận lời hay không? Liệu họ có sẵn sàng đối mặt với ba điều kiện tiên quyết này không? Đây mới là điểm chính về việc liệu Trung Quốc và Mỹ có thể quay trở lại bàn đàm phán hay không. Trung Quốc cho rằng, họ vẫn còn nhiều quân bài khác để sử dụng ngoài thuế quan, chẳng hạn như đất hiếm.