Trung Quốc gia tăng đầu tư sân bay
Trung Quốc đang là một trong những thị trường du lịch hàng không lớn nhất thế giới. Để đáp ứng nhu cầu tăng cao, chính phủ đã bắt tay vào một chương trình xây dựng sân bay quy mô lớn, với hàng tỷ USD đang được đổ vào các dự án hàng không trong nước kết nối trực tiếp với mạng lưới hàng không thế giới.
Thị trường hàng không lớn nhất thế giới
Trung Quốc hiện có khoảng 235 sân bay, nhưng với số lượng người sử dụng dịch vụ hàng không tăng kỷ lục, chính phủ nước này ước tính sẽ cần khoảng 450 sân bay trên khắp đất nước vào năm 2035 và phục vụ khoảng một phần tư lượng khách hàng không trên thế giới cùng thời điểm.
Mặc dù phần lớn việc đầu tư phát triển và mở rộng được diễn ra tại các thành phố và khu vực không phổ biến nhưng sự phát triển này cũng có thể thấy ở các thành phố lớn như Bắc Kinh. Tại đây, sân bay Daxing trị giá hàng tỉ USD được xây dựng và đang trong giai đoạn hoàn thành, chuyến bay thử nghiệm đã được thực hiện vào giữa tháng 5 vừa qua.
Hiện tại, sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh là sân bay có lượng khách đứng thứ hai trên thế giới sau sân bay quốc tế Hartsfield-Jackson Atlanta, phục vụ hơn 100 triệu hành khách trong năm 2018. Mặc dù sân bay Daxing đã khai trương, sân bay quốc tế Thủ đô Bắc Kinh vẫn sẽ tiếp tục phục vụ các hành khách sử dụng hãng hàng không như Air China hay Hainan Airlines, giải quyết sức ép về số lượng khách du lịch đang ngày càng tăng cao.
Một số lượng lớn cơ sở hạ tầng được đặt tại khu vực đồng bằng sông Dương Tử, khu vực Bắc Kinh - Thiên Tân - Hà Bắc và khu vực Quảng Đông - Hồng Công - Ma Cao, cũng như các cụm thành phố như Trùng Khánh và Thành Đô. Đây là những khu vực có dân số cao nhất nhưng chỉ dựa vào một vài sân bay trung tâm để phục vụ lưu lượng hành khách. Trong những năm tới, mỗi nơi sẽ có những sân bay đẳng cấp thế giới mới để phục vụ người dân mỗi khu vực.
Các sân bay mới cũng sẽ được thi công xây dựng khu vực phía Tây của Trung Quốc, nơi hiện có ít cơ sở hạ tầng hơn. Điều này không những hỗ trợ cho sự phát triển kinh tế và du lịch địa phương mà còn thúc đẩy tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh tới các khu vực xa xôi. Ví dụ, sân bay quốc tế Thành Đô Tianfu sẽ mở cửa vào năm 2020, trở thành trung tâm hàng không thứ hai của Thành Đô, giảm bớt áp lực cho sân bay quốc tế Shuangliu sầm uất.
Theo Cục Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC), vào năm 2018, các sân bay Trung Quốc đã phục vụ 1,264 tỷ lượt khách, tăng 10,2% so với năm 2017. Hiện tại, trung bình mỗi năm có 8 sân bay được mở ở đất nước này. Mặc dù một số cơ sở hạ tầng được mở rộng và nâng cấp nhưng vẫn có những quan ngại rằng những cơ sở này không đáp ứng được như kì vọng.
Tiềm năng và thách thức
Mặt tích cực của việc xây dựng những sân bay hoàn toàn mới là mỗi cơ sở hạ tầng sẽ được phát triển để đáp ứng yêu cầu công nghệ cao ngày này trong khi vẫn duy được sự phát triển cơ sở hạ tầng giao thông. Các sân bay liên kết một cách hiệu quả nhất với các hình thức giao thông khác ví dụ như các tuyến đường chính và mạng lưới đường sắt cao tốc mà chính phủ đang thúc đẩy mạnh mẽ.
Tuy nhiên, những thách thức, khó khăn cũng đã được đặt ra. Kẹt xe ở các tuyến đường, thiếu nhân lực và sự mất cân bằng không phận được coi là những vấn đề có khả năng xảy ra trong tương lai. Đồng thời, việc ảnh hưởng tới môi trường hay sự gia tăng lưu lượng hàng không cũng là những mối lo ngại cần được quan tâm.
Nguồn SGĐT: http://saigondautu.com.vn/the-gioi/trung-quoc-gia-tang-dau-tu-san-bay-69111.html