Trung Quốc hạn chế dùng công nghệ nước ngoài

Các công ty công nghệ Mỹ ước tính thu 150 tỉ USD/năm từ thị trường Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc đã ra lệnh loại bỏ tất cả thiết bị và phần mềm máy tính nước ngoài tại trụ sở các cơ quan nhà nước và tổ chức công trong vòng 3 năm tới. Theo tiết lộ của báo Financial Times hôm 9-12, đây được xem là chỉ thị công khai được biết đến đầu tiên của Bắc Kinh, trong đó đặt ra các mục tiêu cụ thể nhằm hạn chế sử dụng công nghệ nước ngoài tại Trung Quốc.

Theo ước tính của một số nhà phân tích, khoảng 20-30 triệu phần cứng sẽ bắt đầu bị thay thế từ năm 2020. Cụ thể, khoảng 30% tiến trình này sẽ diễn ra vào năm 2020, 50% vào năm 2021 và 20% còn lại vào năm 2022.

Động thái trên là một phần nỗ lực rộng lớn hơn của Bắc Kinh nhằm giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài và thúc đẩy ngành công nghiệp trong nước. Trang Bloomberg trước đó đưa tin Bắc Kinh đặt mục tiêu loại bỏ hầu hết công nghệ nước ngoài ra khỏi ngân hàng, quân đội, cơ quan chính phủ và doanh nghiệp nhà nước vào năm 2020.

Trung Quốc đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài dù các chuyên gia cho rằng đây không phải là chuyện dêÃ̉nh: Bloomberg

Trung Quốc đang nỗ lực giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài dù các chuyên gia cho rằng đây không phải là chuyện dêÃ̉nh: Bloomberg

Kế hoạch "Sản xuất tại Trung Quốc 2025" cũng đặt ra những mục tiêu cụ thể liên quan đến sự độc lập về công nghệ dù chính sách này ít được nói đến sau khi góp phần khiến thương chiến với Mỹ thêm căng thẳng. Giờ đây, các chính sách cứng rắn nhằm vào Bắc Kinh và các công ty hàng đầu Trung Quốc của chính quyền Tổng thống Donald Trump khiến mục tiêu trên được quan tâm trở lại.

Trước mắt, bước đi trên (nếu có) đe dọa giáng đòn mạnh vào những đại gia công nghệ của Mỹ, như HP, Dell, Microsoft… và làm dấy lên nỗi lo chuỗi cung ứng giữa 2 quốc gia bị gián đoạn. Chính quyền ông Donald Trump cũng đang đẩy mạnh hạn chế sử dụng công nghệ Trung Quốc, như cấm các công ty Mỹ làm ăn với Tập đoàn Thiết bị viễn thông Huawei và đưa một số công ty Trung Quốc vào danh sách đen. Mỹ còn tìm cách gây sức ép lên các đồng minh châu Âu trong việc ngăn Huawei tham gia các dự án hạ tầng 5G. Ngoài ra, gần đây Washington đề xuất kiểm tra gắt gao công nghệ của "các đối thủ nước ngoài" được bán tại Mỹ vì lý do an ninh quốc gia. Ông Paul Triolo, chuyên gia của Công ty Tư vấn Eurasia Group (Mỹ), nhận định mục tiêu rõ ràng của Trung Quốc là giúp các doanh nghiệp nước này không còn đối mặt với những mối đe dọa tương tự trong tương lai.

Các nhà phân tích tại Ngân hàng Jefferies (Mỹ) ước tính các công ty công nghệ Mỹ thu 150 tỉ USD/năm từ thị trường Trung Quốc, trong đó phần lớn số tiền đến từ lĩnh vực tư nhân. Một số chuyên gia cho rằng không dễ để Trung Quốc giảm phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài bởi sự thua kém trong một số lĩnh vực nhất định, như chất bán dẫn và phần mềm.

Hầu hết công ty phần mềm Trung Quốc phát triển sản phẩm cho những hệ điều hành phổ biến do Mỹ phát triển, như Windows của Microsoft và MacOS của Apple. Các hệ điều hành "cây nhà lá vườn" của Bắc Kinh, như Kylin OS, vẫn chưa thu hút số lượng đáng kể công ty phần mềm tương thích với chúng.

Một thách thức khác là xác định thế nào là sản phẩm công nghệ nội địa. Chẳng hạn, Lenovo là công ty Trung Quốc, lắp ráp nhiều sản phẩm máy tính ở nước này nhưng đang sử dụng chip máy tính của hãng Intel (Mỹ) và ổ cứng của hãng Samsung (Hàn Quốc).

Hoàng Phương

Nguồn NLĐ: http://nld.com.vn/thoi-su-quoc-te/trung-quoc-han-che-dung-cong-nghe-nuoc-ngoai-20191209214522878.htm