Trung Quốc khoe radar lượng tử, 'tóm sống' được cả tàu ngầm hạt nhân

Công nghệ radar lượng tử của Trung Quốc tốt đến mức nào? Có thể phát hiện được tất cả các vật thể, kể cả tàu ngầm hạt nhân ẩn sâu dưới đáy biển. Nhưng ngay cả các nhà khoa học Trung Quốc, cũng tỏ ra hoài nghi về tuyên bố này của Trung Quốc.

Lợi thế của tàu ngầm là sử dụng khả năng che giấu tuyệt vời của nó, để bất ngờ tấn công đối phương. Do đó, đối với bất kỳ loại tàu ngầm nào, dù là to hay nhỏ, dùng loại động cơ nào đi chăng nữa, thì tầm quan trọng của "tàng hình" lớn hơn nhiều so với sức mạnh tấn công. Ảnh: Tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.

Lợi thế của tàu ngầm là sử dụng khả năng che giấu tuyệt vời của nó, để bất ngờ tấn công đối phương. Do đó, đối với bất kỳ loại tàu ngầm nào, dù là to hay nhỏ, dùng loại động cơ nào đi chăng nữa, thì tầm quan trọng của "tàng hình" lớn hơn nhiều so với sức mạnh tấn công. Ảnh: Tàu ngầm lớp Virginia của Hải quân Mỹ - Nguồn: Wikipedia.

Mỹ là quốc gia đang làm tốt nhất lĩnh vực này, hiện tại Hải quân Mỹ được trang bị 2 lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công và 1 tàu ngầm hạt nhân chiến lược; tiếng ồn tạo ra trong quá trình di chuyển thấp hơn tiếng ồn nền của đại dương, đặc biệt là tàu tấn công lớp Virginia mới nhất. Ảnh: Tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ - Nguồn: The National Interest

Mỹ là quốc gia đang làm tốt nhất lĩnh vực này, hiện tại Hải quân Mỹ được trang bị 2 lớp tàu ngầm hạt nhân tấn công và 1 tàu ngầm hạt nhân chiến lược; tiếng ồn tạo ra trong quá trình di chuyển thấp hơn tiếng ồn nền của đại dương, đặc biệt là tàu tấn công lớp Virginia mới nhất. Ảnh: Tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ - Nguồn: The National Interest

Cách đây không lâu, Hải quân Mỹ và công ty General Dynamics đã ký thỏa thuận đóng hai tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Columbia. Việc áp dụng hàng loạt vật liệu mới sẽ khiến tàu ngầm lớp Columbia càng được che giấu, phương tiện thông thường khó có khả năng phát hiện. Ảnh: Tàu ngầm lớp Columbia của Mỹ - Nguồn: Xinhua

Cách đây không lâu, Hải quân Mỹ và công ty General Dynamics đã ký thỏa thuận đóng hai tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Columbia. Việc áp dụng hàng loạt vật liệu mới sẽ khiến tàu ngầm lớp Columbia càng được che giấu, phương tiện thông thường khó có khả năng phát hiện. Ảnh: Tàu ngầm lớp Columbia của Mỹ - Nguồn: Xinhua

Theo một bài viết mới nhất trên trang National Interest, phương pháp chủ yếu để phát hiện và theo dõi tàu ngầm hạt nhân ngày nay vẫn là thủy âm; những tàu nổi và tàu ngầm được trang bị sonar chủ động hoặc thụ động ở vùng biển ven bờ, nơi tàu ngầm hạt nhân của đối phương đang hoạt động.

Theo một bài viết mới nhất trên trang National Interest, phương pháp chủ yếu để phát hiện và theo dõi tàu ngầm hạt nhân ngày nay vẫn là thủy âm; những tàu nổi và tàu ngầm được trang bị sonar chủ động hoặc thụ động ở vùng biển ven bờ, nơi tàu ngầm hạt nhân của đối phương đang hoạt động.

Một số lượng lớn phao thủy âm chìm, được Mỹ triển khai ngầm sâu dưới lòng đại dương, trên những tuyến đường biển quan trọng, để phát hiện tàu ngầm của Liên Xô từ thời chiến tranh. Hiện nay hệ thống này đã được kích hoạt trở lại và được Mỹ tiếp tục bố trí ở chuỗi đảo thứ nhất, để phát hiện tàu ngầm của Trung Quốc.

Một số lượng lớn phao thủy âm chìm, được Mỹ triển khai ngầm sâu dưới lòng đại dương, trên những tuyến đường biển quan trọng, để phát hiện tàu ngầm của Liên Xô từ thời chiến tranh. Hiện nay hệ thống này đã được kích hoạt trở lại và được Mỹ tiếp tục bố trí ở chuỗi đảo thứ nhất, để phát hiện tàu ngầm của Trung Quốc.

Nếu các hệ thống sonar tìm thấy dấu vết của một tàu ngầm hạt nhân bị nghi ngờ, thì máy bay tuần tra chống ngầm, hoặc trực thăng chống ngầm cũng có thể được sử dụng để thả phao sonar.

Nếu các hệ thống sonar tìm thấy dấu vết của một tàu ngầm hạt nhân bị nghi ngờ, thì máy bay tuần tra chống ngầm, hoặc trực thăng chống ngầm cũng có thể được sử dụng để thả phao sonar.

Tuy nhiên, vẫn rất khó tìm thấy 100% tàu ngầm hạt nhân, nhất là loại tàu ngầm thông thường được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập AIP. Mặc dù công nghệ chống tàu ngầm tích hợp của Hải quân Mỹ đứng đầu thế giới, nhưng chúng vẫn bị tàu ngầm AIP của Thụy Điển tiếp cận trong các cuộc tập trận, đánh chìm tàu sân bay Mỹ (giả định).

Tuy nhiên, vẫn rất khó tìm thấy 100% tàu ngầm hạt nhân, nhất là loại tàu ngầm thông thường được trang bị hệ thống đẩy không khí độc lập AIP. Mặc dù công nghệ chống tàu ngầm tích hợp của Hải quân Mỹ đứng đầu thế giới, nhưng chúng vẫn bị tàu ngầm AIP của Thụy Điển tiếp cận trong các cuộc tập trận, đánh chìm tàu sân bay Mỹ (giả định).

Từ những khó khăn trên, các nước trên thế giới đã bắt đầu phát triển các phương tiện khác trong lĩnh vực chống tàu ngầm. Mặc dù tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân nhỏ, nhưng đặc điểm tiếng ồn của nó vẫn khác với tiếng ồn xung quanh của đại dương. Đây là điểm yếu có thể tận dụng để phát hiện tàu ngầm đối phương.

Từ những khó khăn trên, các nước trên thế giới đã bắt đầu phát triển các phương tiện khác trong lĩnh vực chống tàu ngầm. Mặc dù tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân nhỏ, nhưng đặc điểm tiếng ồn của nó vẫn khác với tiếng ồn xung quanh của đại dương. Đây là điểm yếu có thể tận dụng để phát hiện tàu ngầm đối phương.

Với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), máy tính mạnh mẽ, nên có thể tách tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân cực nhỏ ra khỏi tiếng ồn xung quanh. Một hệ thống giám sát dựa trên công nghệ lượng tử và laser vệ tinh đang được phát triển, có khả năng phát hiện tàu ngầm hạt nhân với độ sâu đến 500 mét. Ảnh: Minh họa của một nguyên mẫu radar lượng tử - Nguồn: Wikipedia.

Với sự phát triển của công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI), máy tính mạnh mẽ, nên có thể tách tiếng ồn của tàu ngầm hạt nhân cực nhỏ ra khỏi tiếng ồn xung quanh. Một hệ thống giám sát dựa trên công nghệ lượng tử và laser vệ tinh đang được phát triển, có khả năng phát hiện tàu ngầm hạt nhân với độ sâu đến 500 mét. Ảnh: Minh họa của một nguyên mẫu radar lượng tử - Nguồn: Wikipedia.

Hiện tại công nghệ lượng tử đã phát triển thành một số lĩnh vực quân sự, và có xu hướng lật ngược hình thức chiến tranh trong tương lai. Mặc dù cảm biến lượng tử và thiết bị liên lạc vẫn gặp phải hạn chế về tính kết hợp khoảng cách, nhưng chúng có những lợi thế rõ ràng so với cảm biến tần số vô tuyến truyền thống. Ảnh: Công nghệ radar lượng tử có khả năng hoạt động hiệu quả và tiết kiệm năng lượng hơn radar truyền thống - Nguồn: Defense News.

Hiện tại công nghệ lượng tử đã phát triển thành một số lĩnh vực quân sự, và có xu hướng lật ngược hình thức chiến tranh trong tương lai. Mặc dù cảm biến lượng tử và thiết bị liên lạc vẫn gặp phải hạn chế về tính kết hợp khoảng cách, nhưng chúng có những lợi thế rõ ràng so với cảm biến tần số vô tuyến truyền thống. Ảnh: Công nghệ radar lượng tử có khả năng hoạt động hiệu quả và tiết kiệm năng lượng hơn radar truyền thống - Nguồn: Defense News.

Thiết bị giao thoa lượng tử siêu dẫn được sử dụng để giám sát các hoạt động của tàu ngầm, về cơ bản đây là một từ kế rất "nhạy", có thể tách nhiều loại tiếng ồn khác nhau ở khoảng cách cực xa; về mặt lý thuyết, phạm vi thậm chí có thể từ trái đất tới mặt trời. Nếu nó được áp dụng cho vệ tinh, nó là quá đủ để giám sát tàu ngầm trong đại dương. Ảnh: Hiện tượng rối lượng tử được sử dụng trong hệ thống radar tương ứng - Nguồn: Defense News.

Thiết bị giao thoa lượng tử siêu dẫn được sử dụng để giám sát các hoạt động của tàu ngầm, về cơ bản đây là một từ kế rất "nhạy", có thể tách nhiều loại tiếng ồn khác nhau ở khoảng cách cực xa; về mặt lý thuyết, phạm vi thậm chí có thể từ trái đất tới mặt trời. Nếu nó được áp dụng cho vệ tinh, nó là quá đủ để giám sát tàu ngầm trong đại dương. Ảnh: Hiện tượng rối lượng tử được sử dụng trong hệ thống radar tương ứng - Nguồn: Defense News.

Trung Quốc hiện là quốc gia đầu tư nhiều kinh phí phát triển công nghệ lượng tử; ngay từ nhiều năm trước, Trung Quốc đã phóng vệ tinh liên lạc lượng tử đầu tiên trên thế giới mang tên Mozi. Một khi có thể ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, chắc chắn nó sẽ góp phần vào chiến lược "chiến tranh phi đối xứng" của Trung Quốc. Ảnh: Đài radar lượng tử được CETC của Trung Quốc ra mắt năm 2016 - Nguồn: Defence Blog.

Trung Quốc hiện là quốc gia đầu tư nhiều kinh phí phát triển công nghệ lượng tử; ngay từ nhiều năm trước, Trung Quốc đã phóng vệ tinh liên lạc lượng tử đầu tiên trên thế giới mang tên Mozi. Một khi có thể ứng dụng trong lĩnh vực quân sự, chắc chắn nó sẽ góp phần vào chiến lược "chiến tranh phi đối xứng" của Trung Quốc. Ảnh: Đài radar lượng tử được CETC của Trung Quốc ra mắt năm 2016 - Nguồn: Defence Blog.

Nếu radar lượng tử của Trung Quốc thành công, thì công nghệ che giấu tàu ngầm mà Hải quân Mỹ tự hào, sẽ trở nên lạc hậu trong một sớm một chiều. Ngoài việc phát hiện hoạt động của các tàu ngầm hạt nhân dưới biển sâu, công nghệ này cũng có thể được sử dụng trong các lĩnh vực như cải thiện độ chính xác của các cuộc tấn công tên lửa.

Nếu radar lượng tử của Trung Quốc thành công, thì công nghệ che giấu tàu ngầm mà Hải quân Mỹ tự hào, sẽ trở nên lạc hậu trong một sớm một chiều. Ngoài việc phát hiện hoạt động của các tàu ngầm hạt nhân dưới biển sâu, công nghệ này cũng có thể được sử dụng trong các lĩnh vực như cải thiện độ chính xác của các cuộc tấn công tên lửa.

Về lý thuyết loại radar này có thể phát hiện từ tàu ngầm đến máy bay tàng hình, nhưng thực tế cho thấy, Trung Quốc chưa thể nắm bắt công nghệ tối tân này. Và có thể, radar lượng tử bắt mọi mục tiêu của Trung Quốc chỉ là đòn gió, làm cho các đối thủ phân tán nguồn lực mà thôi. Ảnh: Tàu ngầm tấn công lớp Virginia USS Delkn (SSN 791) đi qua Đại Tây Dương - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Về lý thuyết loại radar này có thể phát hiện từ tàu ngầm đến máy bay tàng hình, nhưng thực tế cho thấy, Trung Quốc chưa thể nắm bắt công nghệ tối tân này. Và có thể, radar lượng tử bắt mọi mục tiêu của Trung Quốc chỉ là đòn gió, làm cho các đối thủ phân tán nguồn lực mà thôi. Ảnh: Tàu ngầm tấn công lớp Virginia USS Delkn (SSN 791) đi qua Đại Tây Dương - Nguồn: Hải quân Mỹ.

Video Khoa học quân sự - Tìm hiểu về vũ khí lượng tử - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-khoe-radar-luong-tu-tom-song-duoc-ca-tau-ngam-hat-nhan-1463531.html