Trung Quốc không thể dựa vào thị trường toàn cầu để đảm bảo an ninh lương thực

Trung Quốc nhấn mạnh an ninh lương thực là ưu tiên hàng đầu, ra lệnh cần tự chủ hơn nữa trong sản xuất lương thực để đảm bảo sự phát triển của đất nước, không thể trông chờ vào nguồn cung cấp quốc tế.

Đài truyền hình nhà nước CCTV dẫn lời Chủ tịch Trung Quốc- ông Tập Cận Bình phát biểu với các thành viên của Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc: “Thế giới đã bước vào một kỷ nguyên mới đầy dẫy bất ổn và thay đổi khiến cải cách và phát triển trong nước trở thành một nhiệm vụ đầy thách thức.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nói rằng không có chỗ cho sự tự mãn trong vấn đề an ninh lương thực. . Ảnh: Bloomberg.

Ông cho rằng hệ thống xã hội chủ nghĩa Trung Quốc mang lại cho đất nước những lợi thế, đặc biệt là trong thời kì nhiều sự hỗn loạn như ở phương Tây

“Cảnh giác về an ninh lương thực không được buông lỏng, chúng ta không được nghĩ rằng lương thực không còn là vấn đề sau khi công nghiệp hóa, và chúng ta không thể trông chờ vào nguồn cung cấp quốc tế để giải quyết vấn đề này”. Ông nói.

Theo ông Tập, chúng ta phải lập kế hoạch trước bằng cách tuân thủ các nguyên tắc sản xuất trong nước và tự cung tự cấp, đồng thời đảm bảo mức nhập khẩu và phát triển công nghệ phù hợp.

Ông yêu cầu cán bộ các cấp của mình phải đảm bảo an toàn thực phẩm và ổn định sản lượng ngũ cốc trong nước để “bát cơm của người dân Trung Quốc chứa đầy hạt gạo của Trung Quốc”.

Theo ông Tập, các mục tiêu dài hạn bao gồm tăng thu nhập ở nông thôn, đảm bảo đất nông nghiệp và giảm lãng phí thực phẩm.

Ông đã chỉ đạo thiết lập một vành đai sản xuất an ninh lương thực quốc gia cũng như xây dựng thêm cơ sở hạ tầng thủy lợi và bảo tồn nguồn nước.

Chính phủ trung ương sẽ giám sát chặt chẽ các quan chức địa phương và buộc họ phải chịu trách nhiệm cả đời về việc đảm bảo mức độ cơ bản của đất nông nghiệp được bảo vệ, ông nói

Công nghệ của Trung Quốc sẽ được sử dụng để hỗ trợ chiến lược tự cung tự cấp, bao gồm các nỗ lực đáp ứng nhu cầu protein thông qua thực vật và vi sinh vật.

Tự cung tự cấp cũng nằm trong chương trình Nghị Sự trong bối cảnh đại dịch và các mối quan hệ quốc tế đang thay đổi vào năm ngoái khi ông Tập nói rằng đây là "đường cơ sở chiến lược" về các mặt hàng chính, chẳng hạn như nông sản, khoáng sản và năng lượng.

Mặc dù được biết đến là công xưởng của thế giới và là nhà xuất khẩu hàng hóa lớn nhất toàn cầu, nhưng Trung Quốc ngày càng phụ thuộc vào nhập khẩu, một loạt sản phẩm quan trọng đối với nền kinh tế, chẳng hạn như đậu nành, quặng sắt, dầu thô, khí đốt tự nhiên, đồng, bauxite và vàng chiếm đến 80% nguồn cung.

Theo dữ liệu hải quan, họ đã nhập khẩu kỷ lục 11,3 triệu tấn ngô trong năm ngoái, trong khi nhập khẩu đậu tương, chủ yếu từ Hoa Kỳ, Brazil và Argentina, tăng 13,3% so với cùng kỳ năm ngoái lên 100,3 triệu tấn.

Lê Na (Theo SCMP)

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/trung-quoc-khong-the-dua-vao-thi-truong-toan-cau-de-dam-bao-an-ninh-luong-thuc-post184396.html