Trung Quốc kỳ vọng gì vào máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu L-15?

Máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu L-15 được Trung Quốc kỳ vọng sẽ cạnh tranh trực tiếp với các dòng máy bay cùng loại, trong đó nổi bật nhất là chiếc Yak-130 của Nga.

Máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu L-15 (tên gọi khác JL-10) đã thả một quả bom nặng 500 kg lần đầu tiên trong huấn luyện.

Máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu L-15 (tên gọi khác JL-10) đã thả một quả bom nặng 500 kg lần đầu tiên trong huấn luyện.

“Chúng tôi chưa bao giờ thả một quả bom 500 kg trong các cuộc huấn luyện trước đây. Tôi rất vui mừng khi hoàn thành nhiệm vụ này”, Li Liang - giảng viên bay của Lữ đoàn Không quân PLA nói với đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV.

“Chúng tôi chưa bao giờ thả một quả bom 500 kg trong các cuộc huấn luyện trước đây. Tôi rất vui mừng khi hoàn thành nhiệm vụ này”, Li Liang - giảng viên bay của Lữ đoàn Không quân PLA nói với đài truyền hình Trung ương Trung Quốc CCTV.

Không quân Trung Quốc đang muốn huấn luyện nâng cao phi công máy bay L-15 trong các bài tập tấn công mặt đất.

Không quân Trung Quốc đang muốn huấn luyện nâng cao phi công máy bay L-15 trong các bài tập tấn công mặt đất.

Sự kiện huấn luyện cơ L-15 ném bom 500 kg lần đầu tiên cũng là dịp để Trung Quốc quảng bá dòng máy bay này tới các khách hàng tiềm năng trên thế giới.

Sự kiện huấn luyện cơ L-15 ném bom 500 kg lần đầu tiên cũng là dịp để Trung Quốc quảng bá dòng máy bay này tới các khách hàng tiềm năng trên thế giới.

Cuộc tập trận ném bom diễn ra chỉ hơn một tháng sau khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) công bố kế hoạch mua máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu L-15.

Cuộc tập trận ném bom diễn ra chỉ hơn một tháng sau khi Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) công bố kế hoạch mua máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu L-15.

Hiện nay, trên thế giới mới chỉ có Zambia là quốc gia duy nhất đã mua máy bay L-15, trong khi đó Uruguay và Venezuela thì bày tỏ sự quan tâm tới loại máy bay này.

Hiện nay, trên thế giới mới chỉ có Zambia là quốc gia duy nhất đã mua máy bay L-15, trong khi đó Uruguay và Venezuela thì bày tỏ sự quan tâm tới loại máy bay này.

Cuối tháng 2 vừa qua, có thông tin cho biết, Bộ Quốc phòng UAE sẽ ký hợp đồng với Tổng công ty Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Quốc gia Trung Quốc (CATIC) để mua máy bay L-15.

Cuối tháng 2 vừa qua, có thông tin cho biết, Bộ Quốc phòng UAE sẽ ký hợp đồng với Tổng công ty Xuất nhập khẩu Công nghệ Hàng không Quốc gia Trung Quốc (CATIC) để mua máy bay L-15.

L-15 sẽ cạnh tranh trực tiếp MB.346 của Ý, T-50 Golden Eagle của Hàn Quốc, đặc biệt Yak-130 của Nga trên thị trường cung cấp máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu.

L-15 sẽ cạnh tranh trực tiếp MB.346 của Ý, T-50 Golden Eagle của Hàn Quốc, đặc biệt Yak-130 của Nga trên thị trường cung cấp máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu.

Trong khi máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu Yak-15 của Nga có giá thành lên tới 15 triệu USD/chiếc thì L-15 của Trung Quốc lại có giá chỉ vào khoảng 10 triệu USD.

Trong khi máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu Yak-15 của Nga có giá thành lên tới 15 triệu USD/chiếc thì L-15 của Trung Quốc lại có giá chỉ vào khoảng 10 triệu USD.

Nhìn bề ngoài của L-15 có nhiều điểm khá tương đồng với chiếc YaK-130 của Nga. Trung Quốc rất tự tin về loại máy bay này, họ thậm chí còn cho rằng ở một số điều kiện, L-15 còn có hiệu suất nhỉnh hơn Yak-130.

Nhìn bề ngoài của L-15 có nhiều điểm khá tương đồng với chiếc YaK-130 của Nga. Trung Quốc rất tự tin về loại máy bay này, họ thậm chí còn cho rằng ở một số điều kiện, L-15 còn có hiệu suất nhỉnh hơn Yak-130.

Được biết, máy bay L-15 áp dụng hệ thống điều khiển fly-by-wire, trong buồng lái máy bay được trang bị các màn hình LCD để tiện cho việc dễ hiển thị thông tin.

Được biết, máy bay L-15 áp dụng hệ thống điều khiển fly-by-wire, trong buồng lái máy bay được trang bị các màn hình LCD để tiện cho việc dễ hiển thị thông tin.

Ngoài ra L-15 cũng được trang bị một radar để phát hiện mục tiêu và điều khiển hỏa lực trong tấn công.

Ngoài ra L-15 cũng được trang bị một radar để phát hiện mục tiêu và điều khiển hỏa lực trong tấn công.

L-15 có kết cấu với 25% vật liệu composite carbon. Tuổi thọ dự kiến của máy bay là 10.000 giờ hoặc sử dụng 30 năm.

L-15 có kết cấu với 25% vật liệu composite carbon. Tuổi thọ dự kiến của máy bay là 10.000 giờ hoặc sử dụng 30 năm.

2 động cơ phản lực AI-222-25F do Ukraine phát triển được trang bị cho loại máy bay này, đây là động cơ trang bị buồng đốt nhiên liệu phụ trội giúp máy bay có thể bay với vận tốc siêu âm.

2 động cơ phản lực AI-222-25F do Ukraine phát triển được trang bị cho loại máy bay này, đây là động cơ trang bị buồng đốt nhiên liệu phụ trội giúp máy bay có thể bay với vận tốc siêu âm.

Hai động cơ AI-322 trên chiếc L-15 cung cấp sức đẩy tối đa tới 9.8 tấn.

Hai động cơ AI-322 trên chiếc L-15 cung cấp sức đẩy tối đa tới 9.8 tấn.

L-15 có kíp lái 2 người, thông thường sẽ là giảng viên và phi công tập sự, trong chiến đấu thì sẽ là một người điều khiển máy bay và phi công còn lại sẽ vận hành vũ khí.

L-15 có kíp lái 2 người, thông thường sẽ là giảng viên và phi công tập sự, trong chiến đấu thì sẽ là một người điều khiển máy bay và phi công còn lại sẽ vận hành vũ khí.

Vừa có thể làm nhiệm vụ huấn luyện phi công, trong khi lại có thể biến thành cường kích hạng nhẹ uy lực, L-15 được Trung Quốc kỳ vọng sẽ là ngôi sao sáng trong lĩnh vực cung cấp máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu.

Vừa có thể làm nhiệm vụ huấn luyện phi công, trong khi lại có thể biến thành cường kích hạng nhẹ uy lực, L-15 được Trung Quốc kỳ vọng sẽ là ngôi sao sáng trong lĩnh vực cung cấp máy bay huấn luyện kiêm chiến đấu.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/trung-quoc-ky-vong-gi-vao-may-bay-huan-luyen-kiem-chien-dau-l-15-post500962.antd