Trung Quốc lộ máy bay mới, không phải J-15 cũng chả phải J-11

Trong một hình ảnh mới được đăng tải của truyền thông Trung Quốc, đã vô tình hé lộ phần đuôi của một loại máy bay lạ, nhiều khả năng đang được nước này phát triển.

Truyền thông Trung Quốc vừa cho đăng tải một hình ảnh huấn luyện tiêm kích hạm J-15 của nước này. Điều đáng nói là ở góc bên phải khung hình, phần đuôi của một chiếc máy bay lạ, đã vô tình lọt vào ống kính.

Truyền thông Trung Quốc vừa cho đăng tải một hình ảnh huấn luyện tiêm kích hạm J-15 của nước này. Điều đáng nói là ở góc bên phải khung hình, phần đuôi của một chiếc máy bay lạ, đã vô tình lọt vào ống kính.

Theo thông lệ của Trung Quốc, các loại máy bay đang thử nghiệm sẽ có màu sơn vàng. Vậy nên có thể khẳng định, loại máy bay chiến đấu này của Trung Quốc, là phiên bản thử nghiệm của Bắc Kinh.

Theo thông lệ của Trung Quốc, các loại máy bay đang thử nghiệm sẽ có màu sơn vàng. Vậy nên có thể khẳng định, loại máy bay chiến đấu này của Trung Quốc, là phiên bản thử nghiệm của Bắc Kinh.

Điều đáng nói là phần đuôi này, không hề tương đồng với đuôi của tiêm kích hạm J-15, cũng không giống với phần đuôi của chiến đấu cơ J-11 phổ biến của Không quân Trung Quốc.

Điều đáng nói là phần đuôi này, không hề tương đồng với đuôi của tiêm kích hạm J-15, cũng không giống với phần đuôi của chiến đấu cơ J-11 phổ biến của Không quân Trung Quốc.

Tờ Sputnik của Nga nhận định, rất có thể phần đuôi này là của máy bay J-11B phiên bản tiêm kích hạm đang được Trung Quốc phát triển.

Tờ Sputnik của Nga nhận định, rất có thể phần đuôi này là của máy bay J-11B phiên bản tiêm kích hạm đang được Trung Quốc phát triển.

Hiện tại, loại tiêm kích hạm duy nhất của Trung Quốc là J-15. Đây là loại chiến đấu cơ duy nhất của Bắc Kinh có khả năng cất - hạ cánh từ tàu sân bay.

Hiện tại, loại tiêm kích hạm duy nhất của Trung Quốc là J-15. Đây là loại chiến đấu cơ duy nhất của Bắc Kinh có khả năng cất - hạ cánh từ tàu sân bay.

Tuy nhiên, J-15 lại không đạt được hiệu quả cao khi hoạt động trên tàu sân bay, do nó có trọng lượng rỗng quá nặng, khiến máy bay thường bị quá tải trọng, khi cất cánh từ tàu sân bay với đầy đủ trang bị vũ khí, hoặc đầy nhiên liệu.

Tuy nhiên, J-15 lại không đạt được hiệu quả cao khi hoạt động trên tàu sân bay, do nó có trọng lượng rỗng quá nặng, khiến máy bay thường bị quá tải trọng, khi cất cánh từ tàu sân bay với đầy đủ trang bị vũ khí, hoặc đầy nhiên liệu.

Việc Trung Quốc sản xuất được tàu sân bay sử dụng hệ thống máy phóng, được dự báo sẽ khắc phục được các nhược điểm cố hữu của loại tiêm kích hạm này.

Việc Trung Quốc sản xuất được tàu sân bay sử dụng hệ thống máy phóng, được dự báo sẽ khắc phục được các nhược điểm cố hữu của loại tiêm kích hạm này.

Năm ngoái, Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương của Trung Quốc đã bật bí về việc đang phát triển máy bay tiêm kích hạm thế hệ mới, được phát triển từ phiên bản FC-31.

Năm ngoái, Tập đoàn Máy bay Thẩm Dương của Trung Quốc đã bật bí về việc đang phát triển máy bay tiêm kích hạm thế hệ mới, được phát triển từ phiên bản FC-31.

Câu hỏi cần đặt ra ở đây là, một loại tiêm kích hạm đời mới sẽ có vai trò gì trong hải quân Trung Quốc, khi mà J-15 hoàn toàn có thể hoạt động hiệu quả, trên tàu sân bay Type 003 với hệ thống máy phóng.

Câu hỏi cần đặt ra ở đây là, một loại tiêm kích hạm đời mới sẽ có vai trò gì trong hải quân Trung Quốc, khi mà J-15 hoàn toàn có thể hoạt động hiệu quả, trên tàu sân bay Type 003 với hệ thống máy phóng.

Mặc dù vậy, các thông tin liên quan tới chương trình phát triển tiêm kích hạm mới của Trung Quốc, hiện vẫn rất mù mờ và chưa thể được kiểm chứng trong một sớm, một chiều.

Mặc dù vậy, các thông tin liên quan tới chương trình phát triển tiêm kích hạm mới của Trung Quốc, hiện vẫn rất mù mờ và chưa thể được kiểm chứng trong một sớm, một chiều.

Các chiến đấu cơ hạng nặng nguy hiểm nhất của Trung Quốc hiện nay, bao gồm J-11, J-15 và J-16, đều được phát triển dựa trên cơ sở của chiến đấu cơ Su-27 do Liên Xô phát triển trong quá khứ.

Các chiến đấu cơ hạng nặng nguy hiểm nhất của Trung Quốc hiện nay, bao gồm J-11, J-15 và J-16, đều được phát triển dựa trên cơ sở của chiến đấu cơ Su-27 do Liên Xô phát triển trong quá khứ.

Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, dường như Bắc Kinh đang muốn tự thiết kế một dòng chiến đấu cơ cho riêng mình, để vượt ra khỏi cái bóng của Su-27 và các thiết kế cải tiến của chúng. Nguồn ảnh: QQ.

Tuy nhiên tới thời điểm hiện tại, dường như Bắc Kinh đang muốn tự thiết kế một dòng chiến đấu cơ cho riêng mình, để vượt ra khỏi cái bóng của Su-27 và các thiết kế cải tiến của chúng. Nguồn ảnh: QQ.

Cận cảnh máy bay tiêm kích hạm J-15 của Trung Quốc cất cánh từ tàu sân bay Liêu Ninh - hàng không mẫu hạm đầu tiên nước này sở hữu. Nguồn: CCTV.

Trần Trân

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/trung-quoc-lo-may-bay-moi-khong-phai-j-15-cung-cha-phai-j-11-1560352.html