Trung Quốc mời bốn ngoại trưởng châu Âu đến thăm trong nỗ lực thúc đẩy ngoại giao
Ngoại trưởng Ireland, Ba Lan, Hungary và Serbia sẽ thăm Trung Quốc từ thứ Bảy (29/5), Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết, trong một dấu hiệu thúc đẩy tăng cường quan hệ với châu Âu sau khi hiệp ước đầu tư bị đóng băng.
Bốn ngoại trưởng châu Âu được mời thăm Trung Quốc từ 29/5-31/5 - Ảnh: Reuters
Bài liên quan
Trung Quốc yêu cầu Mỹ thu hẹp quy mô lực lượng châu Á trong bối cảnh căng thẳng gia tăng
Đông Âu lạnh nhạt với Bắc Kinh khi căng thẳng EU-Trung Quốc gia tăng
Trung Quốc 'mất châu Âu' khi chính sách ngoại giao cứng rắn phản tác dụng
Nghị viện châu Âu trong tháng này đã tạm dừng phê chuẩn hiệp ước đầu tư với Trung Quốc cho đến khi Bắc Kinh dỡ bỏ lệnh trừng phạt đối với các chính trị gia EU, làm sâu sắc thêm tranh chấp trong quan hệ Trung-Âu và từ chối các công ty EU tiếp cận nhiều hơn với Trung Quốc.
Các biện pháp trừng phạt của Bắc Kinh là phản ứng trước các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với các quan chức Trung Quốc bị cáo buộc giam giữ hàng loạt người Duy Ngô Nhĩ Hồi giáo ở tây bắc Trung Quốc.
Bốn bộ trưởng sẽ thăm Trung Quốc từ ngày 29-31 tháng 5 theo lời mời của Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Zhao Lijian nói trong một cuộc họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh hôm thứ Sáu (28/5).
Trong chuyến thăm, ông Vương sẽ gặp riêng bốn bộ trưởng và thảo luận về quan hệ song phương cũng như mối quan hệ Trung Quốc-châu Âu, người phát ngôn cho biết. Trung Quốc hy vọng chuyến thăm có thể giúp làm sâu sắc hơn hợp tác và "thúc đẩy phục hồi kinh tế sau dịch bệnh", ông Zhao Lijian nói.
Các thành viên EU là Ba Lan và Hungary, cũng như Serbia, không thuộc khối này, thuộc nhóm các nước Trung và Đông Âu "17 + 1" do Trung Quốc lãnh đạo. Nhóm này gần đây đã mất một thành viên khi Lithuania tuyên bố rút lui.
Quốc hội Lithuania vào tháng 5 đã mô tả việc Trung Quốc đối xử với thiểu số Duy Ngô Nhĩ là “tội diệt chủng” và nước này cũng cho biết sẽ mở văn phòng đại diện thương mại trong năm nay tại Đài Loan, nơi Trung Quốc coi là lãnh thổ của mình, khiến Bắc Kinh tức giận.
Không có Bộ trưởng nào được mời đến Trung Quốc từ các quốc gia mà Quốc hội của họ coi hành động đối xử của Trung Quốc với người Duy Ngô Nhĩ là tội diệt chủng, một gán ghép mà Bắc Kinh bác bỏ mạnh mẽ. Trung Quốc nhiều lần khẳng định các trại lao động ở Tân Cương là để đào tạo việc làm nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và chống lại chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.
Serbia và Hungary là hai trong số ít quốc gia châu Âu phê duyệt vắc xin COVID-19 của Trung Quốc.