Trung Quốc muốn thiết lập mối quan hệ bình thường với Ấn Độ
n Độ từng cho biết quan hệ với Trung Quốc không thể bình thường cho đến khi quân đội của họ rút lui khỏi biên giới tranh chấp, nhưng Bắc Kinh đã đưa ra công hàm hòa giải trong cuộc họp giữa các ngoại trưởng của hai nước ở New Delhi vào thứ Sáu (26/3).
Cả hai quốc gia đã triển khai hàng nghìn binh sĩ ở biên giới kể từ khi giao tranh khiến 20 binh sĩ Ấn Độ và 4 binh sĩ Trung Quốc thiệt mạng ở khu vực phía bắc Himalaya vào tháng 6 năm 2020. Sau đó, các cuộc đàm phán giữa các sĩ quan quân đội cấp cao hai nước đã đạt được rất ít tiến triển.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị (trái) thăm và hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tại New Delhi, Ấn Độ, ngày 25/3/2022. Ảnh: Thời Báo Hoàn Cầu
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Trung Quốc và Ấn Độ hứa hẹn sẽ có một bước đột phá trong thời gian tới. "Tôi rất trung thực trong các cuộc thảo luận của mình với ngoại trưởng Trung Quốc, đặc biệt là trong việc truyền tải tình cảm quốc gia của chúng tôi", Ngoại trưởng Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar nói trong một cuộc họp báo sau cuộc gặp kéo dài 3 giờ với người đồng cấp Vương Nghị của Trung Quốc.
Trong một tuyên bố, ông Vương cũng nói Trung Quốc và Ấn Độ nên làm việc cùng nhau để thúc đẩy hòa bình và ổn định trên toàn thế giới. Ông nói: “Hai bên nên… đặt những khác biệt về vấn đề ranh giới vào vị trí thích hợp trong quan hệ song phương, và tuân theo hướng phát triển đúng đắn của quan hệ song phương”.
Jaishankar, cựu đại sứ tại Bắc Kinh, cho biết theo yêu cầu của Trung Quốc, Ấn Độ không thông báo về chuyến đi của Vương trước khi ông đến thủ đô vào cuối ngày thứ Năm. Ông Vương đã gặp cố vấn an ninh quốc gia của Ấn Độ, Ajit Doval, người cũng đã thuyết phục ông giảm leo thang ở biên giới.
Trong một tuyên bố hôm thứ Bảy (27/3), Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết ông Vương đã kêu gọi chuyển vấn đề biên giới từ tình trạng khẩn cấp sang tình trạng bình thường càng sớm càng tốt. Tuyên bố cũng cho biết, cả hai đồng ý tăng tốc độ giải quyết các vấn đề còn tồn tại, quản lý hợp lý tình hình trên thực địa và tránh hiểu lầm.
Hai ông Vương Nghị và Jaishankar cũng thảo luận về các phương pháp tiếp cận của quốc gia họ trong việc giải quyết xung đột giữa Nga vào Ukraine. Jaishankar nói: “Cả hai chúng tôi đều nhất trí về tầm quan trọng của một lệnh ngừng bắn ngay lập tức, cũng như trở lại ngoại giao”. Ấn Độ và Trung Quốc đều coi Nga là đồng minh và đã bác bỏ những lời kêu gọi của phương Tây lên án Nga về “hoạt động quân sự đặc biệt" tại Ukraine.
Mai Bùi (theo Thời báo Hoàn cầu, Reuters)