Trung Quốc phát triển nhanh máy bay chiến đấu cho tàu sân bay thế hệ mới

Trung Quốc tăng cường phát triển thế hệ máy bay tiếp theo cho tàu sân bay, những bức ảnh gần đây cho thấy Bắc Kinh có những thành công nhanh trong phát triển máy bay cảnh báo sớm và máy bay chiến đấu tàng hình.

Máy bay cảnh báo sớm của Hải quân Trung Quốc, được cho là KJ-600 phiên bản Hải quân. Video trang twitter @louischeung_hk

Một video đăng trên mạng xã hội Trung Quốc Weibo trong tuần này ghi lại cảnh KJ-600 - máy bay cảnh báo sớm cánh cố định đầu tiên của Trung Quốc, có khả năng hoạt động trên tàu sân bay đang bay thử nghiệm trên thành phố Tây Bắc Tây An, trụ sở của Tập đoàn công nghiệp máy bay Xian đã phát triển chiếc AEW này.KJ-600 thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 8/2020.

Máy bay cảnh báo sớm KJ-600 của Trung Quốc, đang bay thử nghiệm trên thành phố Tây An, tây bắc quốc gia này Ảnh: Weibo

Những bức ảnh trực tuyến mới nhất cho thấy đó là máy bay có màu sơn xanh lục và trắng, vẫn là một nguyên mẫu và trên mũi là một ống pitot nhô ra, được sử dụng để đo vận tốc.Hải quân Trung Quốc thực hành chiến đấu trên không khi chuẩn bị cho tàu sân bay mới nhất của mình hoạt động

Máy bay được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA) và theo xu hướng tương đương với Northrop Grumman E-2D Advanced Hawkeye.

Không quân Quân đội Trung Quốc được trang bị máy bay cảnh báo sớm mặt đất KJ-2000 và KJ-500. Nhưng hiện nay, tàu sân bay của hải quân Trung Quốc phải sử dụng trực thăng để tổ chức hệ thống cảnh báo sớm trên không.

Khi KJ-600 được đưa vào biên chế, với tầm bay, tốc độ và trọng tải tăng cường, AWCS sẽ nâng cao khả năng nhận thức tình huống của cụm Hải quân tấn công tàu sân bay đồng thời đóng vai trò then chốt chuyển tiếp truyền thông trong chuỗi liên kết dữ liệu chiến thuật, đồng thời được sử dụng để chuyển tiếp thông tin dẫn đường cho các tên lửa đạn đạo, hành trình phóng từ các khu trục hạm, từ đất liền tấn công các mục tiêu ngoài đường chân trời.

KJ-600 được trang bị 2 động cơ tua bin phản lực, không thể hoạt động trên boong trượt của tàu sân bay Liêu Ninh và Sơn Đông lớp Kuznetsov đang trong biên chế của Hải quân PLA, máy bay sẽ phù hợp để sử dụng trên những tàu sân bay thế hệ tiếp theo.

Tàu sân bay thứ ba của Trung Quốc, Phúc Kiến được hạ thủy vào tháng 6, có 3 máy phóng điện từ tiên tiến nhất. Năm 2021, tập đoàn Shenyang Aircraft Corporation, nhà sản xuất máy bay chiến đấu J-15 cho tàu sân bay thế hệ mới của Trung Quốc, đã giới thiệu biến thể có khả năng phóng được bằng máy phóng.

Trước khi có thông tin về KJ-600, một bức ảnh chiếc máy bay chiến đấu tàng hình trên tàu sân bay thế hệ tiếp theo vào tuần trước. Bức ảnh chưa được xác minh cho thấy đó là một tiêm kích tàng hình FC-31 2 chỗ ngồi với vòm buồng lái mở ra.

Nguyên mẫu tiêm kích tàng hình thế hệ 5 hạng trung FC-35, phiên bản hải quân tàu sân bay. Ảnh Military Blog.

Máy bay được sơn màu xám Hải quân PLA, với số sê-ri 350003, số 35 và 03 ở các vị trí khác nhau cho thấy máy bay là nguyên mẫu thứ ba, biến thể này dành cho hải quân, sẽ được đặt tên là J-35.

Nguyên mẫu FC-31 trọng lượng trung bình là máy bay chiến đấu tàng hình thứ hai của Trung Quốc sau phiên bản tiêm kích tàng hình hạng nặng J-20 và có mục tiêu xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Chuyến bay đầu tiên của FC-31 được thực hiện năm 2012. Từ năm 2019, các nguyên mẫu có những thay đổi đáng kể và các nhà phân tích cho rằng sẽ được điều chỉnh cho tàu sân bay thế hệ boong phẳng.

Bức ảnh độ phân giải cao đầu tiên của J-35 cho thấy có nhiều điểm tương đồng với Lockheed Martin F-35 Lightning II và được trang bị động cơ WS-21 sản xuất trong nước.

Không quân Hải quân Trung Quốc cũng được trang bị J-15D, biến thể tác chiến điện tử "Cá mập bay", được phát hiện lần đầu tiên trên tàu sân bay Sơn Đông trong clip quay chính thức về cuộc huấn luyện của tàu sân bay tháng 3/2022. Nhà sản xuất đã loại bỏ một số vũ khí và thay thế bằng các thiết bị tác chiến điện tử cùng những thiết bị điện tử khác, J-15D được thiết kế để phát hiện, theo dõi, gây nhiễu và chế áp radar của đối phương và các phương tiện liên lạc điện tử khác, bảo vệ các phi đội máy bay chiến đấu trên tàu trong tác chiến không – hải – đất liền.

Hai máy bay J-15D Roaring Shark trên boong tàu sân bay Sơn Đông. Trung Quốc. Ảnh SMCP.

Tiêm kích tác chiến điện tử J-15D bắt đầu hoạt động thử nghiệm năm 2018. Triển khai tiêm kích EW trên tàu sân bay, Trung Quốc trở thành quốc gia thứ hai có máy bay tác chiến điện tử cấp chiến thuật chuyên dụng trên đại dương.

Thái Bằng

Nguồn VietTimes: https://viettimes.vn/trung-quoc-phat-trien-nhanh-may-bay-chien-dau-cho-tau-san-bay-the-he-moi-post159151.html