Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ có phi hành đoàn Shenzhou-12

Hôm thứ Năm (17/6), Trung Quốc đã phóng một tàu vũ trụ chở ba phi hành gia tới một trạm vũ trụ vẫn đang được xây dựng và sẽ ở lại quỹ đạo thấp của Trái đất trong thời gian lâu nhất đối với một người Trung Quốc.

Tên lửa Long March-2F Y12, mang theo tàu vũ trụ Thần Châu-12 và ba phi hành gia, cất cánh từ Trung tâm phóng vệ tinh Jiuquan cho sứ mệnh có người lái đầu tiên của Trung Quốc xây dựng trạm vũ trụ, gần Jiuquan, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ngày 17 tháng 6 năm 2021 - Ảnh: Reuters

Bài liên quan

Trung Quốc phóng thành công tàu vũ trụ tiếp tế hàng hóa

Trung Quốc phóng thành công nguyên mẫu tàu vũ trụ có người lái

Con tàu vũ trụ được phóng bằng tên lửa đẩy Long March-2F vận chuyển Thần Châu-12 (Shenzhou-12), hay "Con tàu thần thánh", đi tới mô-đun trạm vũ trụ Thiên Hà (Tianhe) vào lúc 9h22 sáng nay (17/6) theo giờ Bắc Kinh, từ Trung tâm Phóng vệ tinh Jiuquan ở tỉnh Cam Túc phía tây bắc.

Thần Châu-12 là sứ mệnh thứ ba trong số 11 sứ mệnh - bốn trong số đó sẽ có phi hành đoàn - cần thiết để hoàn thành trạm vũ trụ chính thức đầu tiên của Trung Quốc. Việc xây dựng bắt đầu vào tháng 4 với sự ra mắt của trạm Tianhe (Thiên Hà), mô-đun đầu tiên và lớn nhất trong ba mô-đun.

Các phi hành gia Nie Haisheng, 56 tuổi, Liu Boming, 54 tuổi và Tang Hongbo, 45 tuổi, sẽ làm việc và ở trên trạm Thiên Hà, khu vực sinh sống của trạm vũ trụ tương lai trong ba tháng.

Trong thời gian lưu trú trên tại trạm Thiên Hà- có kích thước lớn hơn một chút so với một chiếc xe buýt, ba phi hành gia sẽ thử nghiệm các công nghệ của mô-đun bao gồm cả hệ thống hỗ trợ sự sống của nó. Các phi hành gia Trung Quốc cũng sẽ được theo dõi về cách họ di chuyển trong không gian về thể chất và tâm lý trong một thời gian dài.

Việc phóng thành công tàu vũ trụ mang theo phi hành gia mang lại uy tín lớn cho Trung Quốc trong bối cảnh nước này đang chuẩn bị kỷ niệm 100 năm thành lập đảng Cộng sản Trung Quốc vào ngày 1 tháng 7.

Ba phi hành gia của Trung Quốc có mặt trong tàu vũ trụ được phóng lên trạm Thiên Hà do Trung Quốc xây dựng vào sáng nay (17/6) - Ảnh: Reuters

Để chuẩn bị cho sứ mệnh lịch sử này, các phi hành đoàn đã trải qua hơn 6.000 giờ huấn luyện. Chỉ huy của sứ mệnh là Nie Haisheng, một phi công không quân trong Quân đội Giải phóng Nhân dân, người đã tham gia hai nhiệm vụ không gian. Hai người khác cũng là các thành viên trong quân đội.

Trong một năm rưỡi tới, 11 sứ mệnh khác được lên kế hoạch để hoàn thành việc xây dựng Thiên Cung (Tiangong) trên quỹ đạo. Trạm Thiên Cung, hay đúng hơn là phòng thí nghiệm vũ trụ nhỏ hơn nhiều so với trạm vũ trụ quốc tế ISS và dự kiến sẽ có tuổi thọ ít nhất 10 năm.

Phi hành đoàn đầu tiên sẽ kiểm tra và bảo trì các hệ thống trên tàu, thực hiện các chuyến đi bộ ngoài không gian và thực hiện các thí nghiệm khoa học.

Tham vọng không gian của Trung Quốc đã được thúc đẩy một phần bởi lệnh cấm của Hoa Kỳ đối với các phi hành gia của họ trên Trạm Vũ trụ Quốc tế, một sự hợp tác giữa Hoa Kỳ, Nga, Canada, Châu Âu và Nhật Bản.

Kể từ năm 2003, Trung Quốc đã thực hiện sáu phi hành đoàn và gửi 11 phi hành gia vào không gian, trong đó có Zhai Zhigang, người đã thực hiện chuyến đi bộ ngoài không gian đầu tiên của Trung Quốc trong sứ mệnh Thần Châu năm 2008.

Chấn Phong

Nguồn Công Luận: https://congluan.vn/trung-quoc-phong-thanh-cong-tau-vu-tru-co-phi-hanh-doan-shenzhou-12-post139439.html