Trung Quốc phục hồi mong manh và bức tranh kinh tế toàn cầu trong tuần
Dữ liệu thương mại và lạm phát của Trung Quốc trong tuần này có thể sẽ báo hiệu rằng sự phục hồi của nền kinh tế vẫn còn mong manh, gây áp lực buộc các nhà hoạch định chính sách phải tung ra nhiều biện pháp kích thích hơn. Ở những nơi khác, lời điều trần của các nhà hoạch định chính sách của BOE và các bài phát biểu quan trọng trước quyết định lãi suất của các quan chức khu vực đồng Euro và Mỹ sẽ là điểm nhấn trong tuần. Các ngân hàng trung ương ở Canada, Australia, Malaysia và Israel có thể giữ nguyên lãi suất, trong khi các quan chức ở Ba Lan và Chile có thể sẽ cắt giảm lãi suất.
Triển vọng kinh tế tươi sáng hơn từ Trung Quốc
Báo cáo thương mại ngày thứ năm (7/9) dự kiến sẽ cho thấy xuất khẩu và nhập khẩu của Trung Quốc giảm trở lại trong tháng 8 so với một năm trước đó, mặc dù với tốc độ nhẹ hơn so với tháng 7, theo ước tính trung bình trong một cuộc khảo sát của các nhà kinh tế.
Truyền thông nhà nước của Trung Quốc cho biết, giảm phát cũng có thể đã nhẹ bớt, với số liệu công bố ngày 9/9 có thể cho thấy giá tiêu dùng tăng trở lại. Tuy nhiên, các nhà kinh tế cảnh báo triển vọng tăng trưởng của Trung Quốc vẫn chưa chắc chắn, dù số liệu có khả năng cải thiện.
Nhu cầu toàn cầu đối với hàng hóa Trung Quốc vẫn còn yếu, được phản ánh qua mức độ suy giảm của các thước đo sản xuất tại các thị trường xuất khẩu chính của nước này. Sự sụt giảm liên tục trên thị trường bất động sản đang hạn chế nhu cầu nhập khẩu vật liệu xây dựng của Trung Quốc.
Bắc Kinh đã thực hiện nhiều bước phối hợp hơn trong những ngày gần đây để vực dậy thị trường nhà ở đang suy yếu, đồng thời tăng cường bảo vệ tiền tệ và mở rộng một số khoản giảm thuế cho các hộ gia đình. Tuy nhiên, có thể mất một thời gian để các biện pháp chính sách đó xuất hiện trong dữ liệu kinh tế.
Các nhà kinh tế đã hạ dự báo tăng trưởng trong năm nay xuống gần mục tiêu khoảng 5% của Bắc Kinh, đồng thời hạ thấp kỳ vọng về lạm phát.
Các cuộc khảo sát của các nhà quản lý mua hàng trong tháng 8 cho thấy, giá đầu vào và đầu ra của các nhà sản xuất đã tăng lên, cho thấy tình trạng giảm phát giá sản xuất đã giảm bớt. Theo các nhà kinh tế tại Citigroup Inc, giá thực phẩm tăng và chi tiêu mạnh hơn cho các dịch vụ như du lịch và ăn uống cũng có thể giúp nâng lạm phát tiêu dùng trong tháng 8.
Mỹ và Canada
Sau một lượng lớn dữ liệu thị trường lao động, lịch công bố dữ liệu kinh tế của Mỹ sẽ nhẹ nhàng hơn đáng kể trong tuần tới. Ấn phẩm Sách Beige của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) công bố vào thứ tư (6/9) sẽ đưa ra những chỉ dấu quan trọng về hoạt động kinh tế và các quyết sách, đường hướng gần đây của FED.
Cùng ngày, Viện Quản lý cung ứng công bố kết quả khảo sát tháng 8 về các nhà cung cấp dịch vụ. Các nhà kinh tế dự báo hoạt động sẽ tăng trưởng với tốc độ vừa phải trong tháng.
Một loạt quan chức FED, bao gồm John Williams, Raphael Bostic và Lorie Logan, dự kiến sẽ có các bài phát biểu vào thứ năm (7/9).
Xa hơn về phía bắc, Ngân hàng Trung ương Canada được cho là sẽ giữ lãi suất ổn định ở mức 5% sau khi dữ liệu cuối tuần qua cho thấy nền kinh tế bất ngờ suy giảm trong quý II.
Quyết định của ngân hàng trung ương vào thứ tư (6/9) sẽ kèm theo một tuyên bố ngắn gọn. Thống đốc Tiff Macklem sẽ có bài phát biểu và trả lời câu hỏi của các phóng viên vào ngày hôm sau tại Calgary.
Châu Á
Ngân hàng Trung ương Australia (RBA) họp vào thứ ba (5/9) để quyết định lãi suất, với một đợt giữ lãi suất khác dự kiến sau khi số liệu lạm phát cho thấy tốc độ chậm lại rõ rệt hơn dự đoán.
Dữ liệu tăng trưởng vào ngày hôm sau có thể chỉ cho thấy sự tăng trưởng khiêm tốn của nền kinh tế trong quý II do tác động của sự suy thoái ở Trung Quốc và chi phí đi vay tăng cao.
Thống đốc RBA Philip Lowe có thể sẽ suy ngẫm về khoảng thời gian đầy biến động của ông khi nắm quyền lãnh đạo ngân hàng trung ương trong bài phát biểu vào thứ năm (7/9) kết thúc nhiệm kỳ Thống đốc của ông.
Philippines, Hàn Quốc, Thái Lan và Đài Loan công bố số liệu giá cả, trong đó lạm phát ở Thái Lan dự kiến sẽ đi ngược lại xu hướng chậm lại trên toàn cầu.
Ngân hàng Trung ương Malaysia họp ấn định lãi suất vào thứ năm.
Nhật Bản cập nhật số liệu GDP vào thứ Sáu bằng cách tính đến số liệu chi tiêu vốn và hàng tồn kho cập nhật sau khi tăng trưởng quý II mạnh hơn dự kiến. Bài phát biểu của hai thành viên hội đồng quản trị Ngân hàng Trung ương Nhật Bản sẽ đưa ra quan điểm mới nhất về triển vọng chính sách tiền tệ trước cuộc họp vào cuối tháng.
Châu Âu, Trung Đông, châu Phi
Ngân hàng Trung ương châu Âu sẽ công bố cuộc khảo sát mới nhất về kỳ vọng lạm phát tiêu dùng vào thứ ba, một dữ liệu quan trọng trước quyết định lãi suất vào ngày 14/9.
Các quan chức ECB sẽ có cơ hội cuối cùng để bình luận trước khi giai đoạn im lặng trước cuộc họp chính sách bắt đầu vào thứ năm. Chủ tịch ECB Christine Lagarde và Thống đốc Ngân hàng Trung ương Đức Joachim Nagel đều phát biểu vào thứ Hai, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Ý Ignazio Visco sẽ phát biểu một ngày sau đó.
Thống đốc Ngân hàng Trung ương Bỉ Pierre Wunsch, thường là một trong những thành viên có quan điểm diều hâu hơn trong Hội đồng quản trị ECB, cho biết vào cuối tuần này rằng “có lẽ chúng ta cần phải làm nhiều hơn một chút” về lãi suất.
Những rắc rối kinh tế của Đức cũng sẽ trở thành tâm điểm khi dữ liệu tháng 7 về đơn đặt hàng nhà máy và sản xuất công nghiệp làm sáng tỏ hơn sự suy thoái của lĩnh vực này vào đầu quý III. Các chỉ số dựa trên khảo sát gần đây đã vẽ nên một bức tranh không mấy tươi sáng.
Tại Vương quốc Anh, lời điều trần trước quốc hội của Thống đốc Andrew Bailey và các quan chức khác của Ngân hàng Trung ương Anh sẽ là một điểm nổi bật.
Ngân hàng Trung ương Ba Lan phải đối mặt với một quyết định khó khăn về việc có nên bắt đầu cắt giảm lãi suất ngay cả khi lạm phát không giảm xuống một con số, một điều kiện quan trọng trước đó được Thống đốc Adam Glapinski đặt ra để bắt đầu nới lỏng tiền tệ.
Ngân hàng Quốc gia Serbia đưa ra quyết định lãi suất hàng tháng vào thứ năm, có thể chọn tạm dừng lần thứ hai liên tiếp sau khi chi phí đi vay tăng trước đó đã giúp kiềm chế lạm phát.
Hungary báo cáo dữ liệu được theo dõi chặt chẽ, bao gồm cả lạm phát cao nhất ở Liên minh châu Âu. Nga cũng sẽ tiết lộ dữ liệu giá tiêu dùng mới nhất của mình.
Nhìn về phía nam, Ngân hàng Trung ương Israel phải đối mặt với một quyết định khó khăn vào thứ hai. Lạm phát đã chậm lại trong những tháng gần đây, cho thấy có khả năng giữ tỷ giá ổn định trong cuộc họp lần thứ hai, nhưng đồng Shekel đã suy yếu xuống mức thấp nhất trong 6 năm. Điều đó có thể buộc các quan chức phải thắt chặt chính sách tiền tệ một lần nữa.
Cùng ngày, dữ liệu từ Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ cho thấy lạm phát đã tăng trở lại trên 50% trong tháng 7. Thống đốc ngân hàng trung ương mới của đất nước, Hafize Gaye Erkan, cho biết lạm phát sẽ không đạt đỉnh điểm cho đến quý II năm sau ở mức khoảng 60%.
Tại Nam Phi, dữ liệu vào thứ ba có thể sẽ cho thấy nền kinh tế đã tránh được tình trạng suy thoái trong quý II. Ngân hàng trung ương ước tính nền kinh tế tăng trưởng 0,4% trong quý II, giống như quý trước.
Mỹ La-tinh
Tại Chile, các thống đốc ngân hàng trung ương do Thống đốc Rosanna Costa dẫn đầu được cho là sẽ thực hiện đợt cắt giảm lãi suất khổng lồ lần thứ hai liên tiếp sau khi bắt đầu chu kỳ nới lỏng vào tháng 7 với mức giảm 100 điểm cơ bản, xuống 10,25%.
Các nhà giao dịch đang định giá 525 bps nữa trong việc nới lỏng trong năm tới, thấp hơn một chút so với các nhà kinh tế.
Các cuộc khảo sát về kỳ vọng của các nhà phân tích ở Brazil, Mexico và Argentina đang được tiến hành, trong đó triển vọng giá tiêu dùng là điểm thu hút hàng đầu ở cả 3 nước này.
Điều mà các nhà đầu tư và nhà phân tích quan tâm nhất có thể sẽ là các số liệu khó hiểu của Brazil trong năm 2025 và 2026, triển vọng lạm phát cốt lõi của Mexico và đánh giá tác động của việc mất giá đồng Peso ở Argentina.
Ngân hàng Trung ương Argentina dự đoán lạm phát hàng tháng trong tháng 8 sẽ tăng tốc lên gần gấp đôi tốc độ của tháng 7.
Mexico, Chile và Colombia đều báo cáo dữ liệu lạm phát tháng 8, trong đó các nhà kinh tế dự báo giá tiêu dùng giảm lần lượt trong tháng thứ 7, thứ 9 và thứ 5 liên tiếp.