Trung Quốc: Sản xuất tăng trưởng tháng thứ 3 liên tiếp nhưng tốc độ chậm
Theo một khảo sát chính thức được công bố vào thứ Ba, hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng tháng thứ 3 liên tiếp, nhưng với tốc độ chậm.
Hoạt động sản xuất của Trung Quốc tăng trưởng tháng thứ ba liên tiếp (tháng 10,11,12), nhưng với tốc độ chậm, theo một khảo sát chính thức được công bố vào thứ Ba. Điều này cho thấy, các biện pháp kích thích chính sách có thể cần thêm thời gian để phát huy hiệu quả trong bối cảnh các rủi ro thương mại mới xuất hiện.
Theo thăm dò của Reuters, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc giảm từ 50,3 trong tháng 11 xuống còn 50,1 trong tháng 12, nhưng vẫn nằm trên ngưỡng 50 và thấp hơn mức dự báo trung bình 50,3.
Nền kinh tế 19.000 tỷ USD của Trung Quốc đã gặp khó khăn trong việc phục hồi sau đại dịch Covid-19 do tiêu dùng và đầu tư yếu. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách kỳ vọng rằng các biện pháp tài chính và tiền tệ được công bố vào cuối năm nay sẽ thúc đẩy sự phục hồi của thị trường bất động sản, vốn đang làm suy giảm nền kinh tế.
Nhu cầu nội địa được cải thiện có thể mang lại lợi ích cho các nhà sản xuất trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái, giảm bớt tác động của các mức thuế mới mà Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump đề xuất áp dụng lên hàng hóa Trung Quốc.
Dữ liệu hỗn hợp về sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ trong tháng 11, được công bố đầu tháng 12 năm 2024, nhấn mạnh những thách thức mà Trung Quốc sẽ phải đối mặt để thúc đẩy phục hồi kinh tế bền vững khi bước vào năm 2025. Các cố vấn chính phủ đang khuyến nghị duy trì mục tiêu tăng trưởng khoảng 5,0% cho năm 2025 và tăng cường các biện pháp kích thích tập trung vào tiêu dùng.
Chỉ số PMI phi sản xuất, bao gồm lĩnh vực xây dựng và dịch vụ, đã tăng lên 52,2 trong tháng 12, sau khi giảm xuống 50,0 trong tháng 11.
Tổng thống đắc cử Donald Trump đã cam kết áp dụng thuế 10% đối với hàng hóa Trung Quốc để buộc nước này ngăn chặn việc buôn lậu các hóa chất dùng trong sản xuất fentanyl từ Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump cũng nói, sẽ có thể áp dụng mức thuế trên 60% đối với hàng hóa Trung Quốc, đặt ra nguy cơ lớn đối với tăng trưởng của quốc gia xuất khẩu hàng hóa lớn nhất thế giới.
Trong một cuộc họp định hướng chính sách vào đầu tháng này, các nhà hoạch định chính sách đã cam kết tăng thâm hụt ngân sách, phát hành thêm nợ và nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.
Tuần trước, Ngân hàng Thế giới đã nâng dự báo tăng trưởng cho Trung Quốc vào năm 2024 và 2025, nhưng cảnh báo rằng, niềm tin của các hộ gia đình và doanh nghiệp giảm sút, cùng với những khó khăn trong lĩnh vực bất động sản, sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế trong năm tới.
Ổn định lĩnh vực bất động sản – vốn chiếm khoảng một phần tư nền kinh tế ở thời kỳ đỉnh cao năm 2021 và là nơi 70% khoản tiết kiệm của các hộ gia đình được giữ – là yếu tố then chốt để Trung Quốc phục hồi tiêu dùng nội địa và cải thiện tâm lý của các chủ nhà máy.
Dữ liệu sẽ được công bố vào thứ Năm của các nhà phân tích được Reuters thăm dò dự báo chỉ số PMI Caixin (chỉ số kinh tế tổng hợp phản ánh hoạt động kinh doanh của khối sản xuất) trong khu vực tư nhân đạt 51,7.
Theo Reuters, chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) của Cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc giảm từ 50,3 trong tháng 11 xuống còn 50,1 trong tháng 12, nhưng vẫn nằm trên ngưỡng 50 và thấp hơn mức dự báo trung bình 50,3.