Trung Quốc trải qua một năm vỡ nợ trái phiếu kỷ lục

Nếu không để cho vỡ nợ xảy ra, chắc chắn những người mua trái phiếu sẽ có rất ít động lực để đánh giá về tín nhiệm tín dụng của bên doanh nghiệp mà họ mua trái phiếu.

Trung Quốc đã có một năm vỡ nợ trái phiếu kỷ lục. Nguồn: internet

Trung Quốc đã có một năm vỡ nợ trái phiếu kỷ lục. Nguồn: internet

Trung Quốc đã có một năm vỡ nợ trái phiếu kỷ lục. Đây không phải là một cuộc khủng hoảng, đó là một kế hoạch

Một thập kỷ trước, tình trạng vỡ nợ không bao giờ xảy ra, không phải bởi các công ty tại Trung Quốc khi đó lúc nào cũng “khỏe mạnh”. Nó phản ánh về một hệ thống tài chính được kiểm soát chặt chẽ, nơi mà các công ty thường có mối ràng buộc với chính phủ và trái phiếu được mua bởi các ngân hàng cho vay nhà nước.

Giới chức thường can thiệp nhằm đảm bảo rằng các công ty đang gặp khó khăn về tài chính không lâm vào tình trạng vỡ nợ bởi lo lắng về khả năng về khả năng bất ổn xã hội sẽ bùng phát trong trường hợp người dân mất việc.

Hệ thống cũng không ràng buộc nhiều với những bên vay tiền. Giờ đây nhà đầu tư toàn cầu đang tham gia nhiều hơn vào thị trường trái phiếu Trung Quốc. Dù rằng nhiều công ty đang nhận được trợ cấp từ chính phủ Trung Quốc, các nhà hoạch định chính sách đang ngày một thận trọng với tình trạng vỡ nợ.

Nếu không để cho vỡ nợ xảy ra, chắc chắn những người mua trái phiếu sẽ có rất ít động lực để đánh giá về tín nhiệm tín dụng của bên doanh nghiệp mà họ mua trái phiếu.

Tỷ lệ vỡ nợ tăng cao cũng đồng nghĩa với việc nhà đầu tư toàn cầu cần phải bỏ đi quan điểm về những bên đi vay tiền nào an toàn. Hiện tại đã có danh sách những công ty vỡ nợ hoặc giá trái phiếu giảm sâu.

Trong tháng 12/2019, công ty kinh doanh hàng hóa Trung Quốc có tên Tewoo đã có vụ vỡ nợ trái phiếu lớn nhất trong 2 thập kỷ tính trong nhóm doanh nghiệp nhà nước.

Giám đốc điều hành bộ phận tài sản cố định tại ngân hàng Bank of Singapore, ông Todd Schubert, cho rằng điều này có thể đánh dấu cho một bước ngoặt.

Hoạt động kinh doanh của Tewoo bao gồm khai mỏ, vận tải và hạ tầng. Đóng trụ sở tại thành phố Thiên Tân, Đông Nam Bắc Kinh, công ty đã phải công bố vỡ nợ khi mà nợ của công ty phải tái cơ cấu lại. Sau thông tin về vụ vỡ nợ của Tewoo, Moody cảnh báo nhà đầu tư rằng các doanh nghiệp nhà nước không quan trọng về chiến lược với chính phủ sẽ khó nhận được giải cứu.

Theo Trung Mến/bizlive.vn

Nguồn Tài Chính: http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-quoc-te/trung-quoc-trai-qua-mot-nam-vo-no-trai-phieu-ky-luc-317199.html