Trung Quốc xuất khẩu chiến đấu cơ J-10C sang châu Phi?

Chiến đấu cơ J-10C đang tìm kiếm thị trường xuất khẩu, hiện chúng đang nhắm đến là châu Phi, nguồn tin từ trang Military Watch Magazine cho biết, Sudan đang đàm phán để mua dòng chiến đấu cơ hạng nhẹ của Trung Quốc này.

Bộ Quốc phòng Sudan được cho là đã bắt đầu các cuộc đàm phán để mua chiến đấu cơ J-10C của Trung Quốc, sau nhiều năm không chắc chắn về sự lựa chọn của quốc gia Đông Phi đối với thế hệ máy bay chiến đấu mới của họ.

Sudan trước đó được cho là đang thảo luận về việc mua các máy bay chiến đấu hạng nặng Su-35S và Su-30SM của Nga. Tuy nhiên chưa rõ tình trạng hiện tại của các cuộc thảo luận này.

Không quân Sudan hiện dựa vào hai lớp máy bay chiến đấu - cụ thể là các biến thể cải tiến của MiG-29 Nga trang bị tên lửa không đối không R-77 hiện đại và máy bay chiến đấu tấn công tầm xa hơn là Su-24 được mua từ Belarus.

Không quân Sudan hiện dựa vào hai lớp máy bay chiến đấu - cụ thể là các biến thể cải tiến của MiG-29 Nga trang bị tên lửa không đối không R-77 hiện đại và máy bay chiến đấu tấn công tầm xa hơn là Su-24 được mua từ Belarus.

Sudan cũng sử dụng máy bay phản lực tấn công mặt đất Su-25 của Nga và tiếp tục là khách hàng chính của các máy bay trực thăng Nga bao gồm Mi-24 và Mi-35.

Sudan cũng sử dụng máy bay phản lực tấn công mặt đất Su-25 của Nga và tiếp tục là khách hàng chính của các máy bay trực thăng Nga bao gồm Mi-24 và Mi-35.

Chính phủ Sudan đã tăng cường quan hệ quốc phòng và kinh tế với Nga từ năm 2017. Tổng thống Sudan khi đó là Omar Al Bashir tuyên bố rằng các nước phương Tây đang có âm mưu chia cắt Sudan và ông cho rằng sự hỗ trợ của Nga sẽ rất quan trọng để ngăn chặn.

Tuy nhiên, việc lật đổ chính phủ Sudan hai năm sau đó trong một cuộc đảo chính quân sự do phương Tây hậu thuẫn, đã dẫn đến một thời gian dài bất ổn, siêu lạm phát và suy giảm kinh tế mạnh khiến định hướng của chính phủ mới ở Khartoum đã thay đổi.

Tuy nhiên, việc lật đổ chính phủ Sudan hai năm sau đó trong một cuộc đảo chính quân sự do phương Tây hậu thuẫn, đã dẫn đến một thời gian dài bất ổn, siêu lạm phát và suy giảm kinh tế mạnh khiến định hướng của chính phủ mới ở Khartoum đã thay đổi.

Hiện nay Sudan ngoài tăng cường mua các khí tài từ Nga thì họ cũng nhắm đến Trung Quốc, nơi được coi là có đa nguồn cung vũ khí với giá phải chăng.

J-10C được coi là phiên bản hiện đại và mạnh mẽ nhất trong dòng máy bay chiến đấu J-10 của Trung Quốc hiện nay.

Một số nhà quan sát cho rằng loại máy bay này có tính năng chiến đấu không hề thua kém một số loại máy bay của Nga và Mỹ.

Được biết chiến đấu cơ J-10C là bản nối tiếp sự dang dở của phiên bản J-10B vốn đã bị dừng sản xuất trước đây.

Phiên bản J-10C này có khả năng bán tàng hình (Semi-stealth). Khả năng này có được nhờ vật liệu cấu tạo máy bay được coi là có khả năng hấp thụ rất tốt sóng radar của đối phương.

Tuy nhiên đây không được coi là một chiến đấu cơ tàng hình thực sự vì kết cấu của nó không cho phép nó hoàn toàn tàng hình trên màn hình radar của đối phương.

So với các phiên bản J-10 trước đó, J-10C có cải tiến khí động học đáng kể ở phần mũi máy bay giúp bộ phận mũi máy bay không còn xu hướng bị kéo xuống khi máy bay vận hành ở tốc độ siêu thanh.

Điều này giúp tiết kiệm được đáng kể nhiên liệu tiêu thụ, tăng cường mức độ cơ động nhất là khi bay với vận tốc cao ở độ cao thấp.

Ngoài ra, điểm nổi bật nhất đó là các thiết bị điện tử được lắp đặt tăng cường trên chiếc máy bay này.

Đặc biệt là hệ thống radar điện tử quét mảng chủ động AESA. Đây là điều mà ngay cả máy bay tiêm kích Su-35 của Nga cũng không có được.

Với radar mảng pha chủ động tầm phát hiện mục tiêu tăng lên, độ nhạy phát hiện mục tiêu cũng tăng lên đáng kể ngay cả trong điều kiện thời tiết bất lợi.

Một chi tiết đáng chú ý nữa đó là Trung Quốc đang thử nghiệm tích hợp cho chiếc J-10C động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều WS-10B.

Một chi tiết đáng chú ý nữa đó là Trung Quốc đang thử nghiệm tích hợp cho chiếc J-10C động cơ kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều WS-10B.

Với việc có động cơ lực đẩy 3 chiều này, độ cơ động của máy bay được tăng lên đáng kể giúp chúng có nhiều cơ hội thắng trong không chiến quần vòng.

Với việc có động cơ lực đẩy 3 chiều này, độ cơ động của máy bay được tăng lên đáng kể giúp chúng có nhiều cơ hội thắng trong không chiến quần vòng.

J-10C của Trung Quốc còn có khả năng tích hợp và dẫn bắn hết tầm cho tên lửa không đối không PL-15 cũng như PL-10E. Đây đều được coi là những tên lửa nằm trong nhóm sát thủ trên không.

J-10C của Trung Quốc còn có khả năng tích hợp và dẫn bắn hết tầm cho tên lửa không đối không PL-15 cũng như PL-10E. Đây đều được coi là những tên lửa nằm trong nhóm sát thủ trên không.

Chiến đấu cơ J-10C có chiều dài 15,49m, sải cánh rộng 9,75m, diện tích mặt cánh đạt 39 mét vuông.

Chiến đấu cơ J-10C có chiều dài 15,49m, sải cánh rộng 9,75m, diện tích mặt cánh đạt 39 mét vuông.

J-10C trọng lượng cất cánh tối đa vào khoảng 19 tấn, trong khi tải trọng vũ khí đạt khoảng 7 tấn.

J-10C trọng lượng cất cánh tối đa vào khoảng 19 tấn, trong khi tải trọng vũ khí đạt khoảng 7 tấn.

Ngoài bom, rocket, tên lửa không đối không, J-10C còn có thể mang theo các loại tên lửa đối đất thậm chí đối hải.

Ngoài bom, rocket, tên lửa không đối không, J-10C còn có thể mang theo các loại tên lửa đối đất thậm chí đối hải.

Với những cải tiến đáng kể, J-10C của Trung Quốc mạnh ngang ngửa thậm chí lấn lướt với một số chiến đấu cơ hạng nhẹ nổi tiếng như F-16 Mỹ và MiG-29 Nga.

Với những cải tiến đáng kể, J-10C của Trung Quốc mạnh ngang ngửa thậm chí lấn lướt với một số chiến đấu cơ hạng nhẹ nổi tiếng như F-16 Mỹ và MiG-29 Nga.

Nếu Sudan mua được chiến đấu cơ J-10C thì đây sẽ là ứng cử viên cho danh hiệu máy bay chiến đấu có khả năng nhất trên lục địa châu Phi.

Nếu Sudan mua được chiến đấu cơ J-10C thì đây sẽ là ứng cử viên cho danh hiệu máy bay chiến đấu có khả năng nhất trên lục địa châu Phi.

Việt Hùng

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/trung-quoc-xuat-khau-chien-dau-co-j-10c-sang-chau-phi-post513387.antd