Trước khi đủ sức đe dọa tàu sân bay Mỹ không ngờ Tu-22 lại là thiết kế thất bại

Hiện phiên bản Tu-22M3 là máy bay ném bom chiến lược có thể mang theo tên lửa Kh-32 hủy diệt được đội tàu sân bay đối phương, tuy nhiên phiên bản đầu tiên của dòng máy bay này lại được đánh giá là một thiết kế thất bại.

Ít người biết rằng trước khi Tu-22M ra đời, Tu-22 được đánh giá là một thiết kế thất bại của ngành hàng không Liên Xô.

Ít người biết rằng trước khi Tu-22M ra đời, Tu-22 được đánh giá là một thiết kế thất bại của ngành hàng không Liên Xô.

Dù Tu-22 được biết tới là máy bay ném bom phản lực đầu tiên trên thế giới có khả năng bay ở tốc độ siêu âm tuy nhiên thiết kế của chúng lại đi vào "vết xe đổ" của Mỹ với mẫu chiến đấu cơ F-104.

Dù Tu-22 được biết tới là máy bay ném bom phản lực đầu tiên trên thế giới có khả năng bay ở tốc độ siêu âm tuy nhiên thiết kế của chúng lại đi vào "vết xe đổ" của Mỹ với mẫu chiến đấu cơ F-104.

Thiết kế của Tu-22 bị đánh giá là có nhiều khiếm khuyết, một số tính năng thậm chí còn thua kém cả Tu-16 Badger.

Thiết kế của Tu-22 bị đánh giá là có nhiều khiếm khuyết, một số tính năng thậm chí còn thua kém cả Tu-16 Badger.

Tu-22 Blinder được Liên Xô phát triển vào thập niên 1950, chúng có chuyến bay lần đầu vào năm 1958 và chính thức trang bị vào năm 1962.

Tu-22 Blinder được Liên Xô phát triển vào thập niên 1950, chúng có chuyến bay lần đầu vào năm 1958 và chính thức trang bị vào năm 1962.

Tổng cộng đã có tới 311 chiếc Tu-22 với các phiên bản Tu-22B dùng cho thử nghiệm, Tu-22R dùng cho trinh sát, Tu-22RD được lắp thêm thiết bị nạp nhiên liệu, Tu-22RK là phiên bản vừa trinh sát nhưng có thể ném bom, TU-22RDM là phiên bản nâng cấp khả năng trinh sát, Tu-22P là phiên bản trinh sát điện tử, Tu-22PD là phiên bản Tu-22P được lắp thêm bộ phận tiếp nhiên liệu trên không. Ngoài ra vẫn còn vài phiên bản khác.

Tổng cộng đã có tới 311 chiếc Tu-22 với các phiên bản Tu-22B dùng cho thử nghiệm, Tu-22R dùng cho trinh sát, Tu-22RD được lắp thêm thiết bị nạp nhiên liệu, Tu-22RK là phiên bản vừa trinh sát nhưng có thể ném bom, TU-22RDM là phiên bản nâng cấp khả năng trinh sát, Tu-22P là phiên bản trinh sát điện tử, Tu-22PD là phiên bản Tu-22P được lắp thêm bộ phận tiếp nhiên liệu trên không. Ngoài ra vẫn còn vài phiên bản khác.

Tu-22 có phi đội điều khiển 3 người gồm phi công, hoa tiêu và sĩ quan điều khiển vũ khí.

Tu-22 có phi đội điều khiển 3 người gồm phi công, hoa tiêu và sĩ quan điều khiển vũ khí.

Loại máy bay này có chiều dài 41,6m, sải cánh 23,17m và chiều cao 10,13m. Trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 92.000 kg.

Loại máy bay này có chiều dài 41,6m, sải cánh 23,17m và chiều cao 10,13m. Trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 92.000 kg.

Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Dobrynin RD-7M-2, mỗi cái có sức đẩy lên tới 107,9 kN và tăng lên 161,9 kN khi đốt tăng lực.

Máy bay được trang bị hai động cơ tuốc bin phản lực Dobrynin RD-7M-2, mỗi cái có sức đẩy lên tới 107,9 kN và tăng lên 161,9 kN khi đốt tăng lực.

Nhờ động cơ cực khỏe này giúp chiếc máy bay lao đi với vận tốc 1.510km/h, tầm hoạt động 4.900 km, trần bay 13.300m.

Nhờ động cơ cực khỏe này giúp chiếc máy bay lao đi với vận tốc 1.510km/h, tầm hoạt động 4.900 km, trần bay 13.300m.

Tu-22 có khả năng mang theo 9.000 kg vũ khí trong đó có một pháo 23mm AM23 trang bị ở đuôi, một tên lửa hành trình Kh-22 treo ở thân cùng với các loại bom đạn khác.

Tu-22 có khả năng mang theo 9.000 kg vũ khí trong đó có một pháo 23mm AM23 trang bị ở đuôi, một tên lửa hành trình Kh-22 treo ở thân cùng với các loại bom đạn khác.

Tu-22 có thiết kế cực kỳ hiện đại lúc đó với phần thân của nó được làm thấp, cánh nghiêng về sau một góc 55 độ kèm theo việc đặt hai động cơ ở cánh đứng phía đuôi giúp nó giảm tối thiểu lực cản không khí khi bay.

Tu-22 có thiết kế cực kỳ hiện đại lúc đó với phần thân của nó được làm thấp, cánh nghiêng về sau một góc 55 độ kèm theo việc đặt hai động cơ ở cánh đứng phía đuôi giúp nó giảm tối thiểu lực cản không khí khi bay.

Tuy nhiên ngay khi đi vào hoạt động người Liên Xô đã nhận ra vấn đề lớn trong thiết kế khi liên tục các vụ tai nạn diễn ra trong khoảng thời gian các năm 1962-1963.

Tuy nhiên ngay khi đi vào hoạt động người Liên Xô đã nhận ra vấn đề lớn trong thiết kế khi liên tục các vụ tai nạn diễn ra trong khoảng thời gian các năm 1962-1963.

Trong số những lỗi nghiêm trọng nhất có tình trạng nóng vỏ ở tốc độ siêu thanh, biến dạng thanh điều khiển. Tốc độ hạ cánh là 100 km/h cũng cao hơn so với những chiếc máy bay ném bom trước đó và Tu-22 có khuynh hướng chúi mũi và đập cánh đuôi khi hạ cánh.

Trong số những lỗi nghiêm trọng nhất có tình trạng nóng vỏ ở tốc độ siêu thanh, biến dạng thanh điều khiển. Tốc độ hạ cánh là 100 km/h cũng cao hơn so với những chiếc máy bay ném bom trước đó và Tu-22 có khuynh hướng chúi mũi và đập cánh đuôi khi hạ cánh.

Bộ bánh đáp thỉnh thoảng sụp gãy gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt khi mang tên lửa có nhiên liệu. Thậm chí sau khi một số vấn đề ở giai đoạn đầu đã được giải quyết, Tu-22 vẫn luôn là chiếc máy bay khó lái và phải bảo dưỡng liên tục.

Bộ bánh đáp thỉnh thoảng sụp gãy gây hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt khi mang tên lửa có nhiên liệu. Thậm chí sau khi một số vấn đề ở giai đoạn đầu đã được giải quyết, Tu-22 vẫn luôn là chiếc máy bay khó lái và phải bảo dưỡng liên tục.

Trong suốt thời gian hoạt động, Tu-22 đặc biệt xa lạ với cả nhân viên kỹ thuật mặt đất và các phi công, những người trong một số thời điểm ở thập niên 1960 đã từ chối điều khiển nó.

Trong suốt thời gian hoạt động, Tu-22 đặc biệt xa lạ với cả nhân viên kỹ thuật mặt đất và các phi công, những người trong một số thời điểm ở thập niên 1960 đã từ chối điều khiển nó.

Nhận thấy điều này, Ban lãnh đạo Liên Xô đã chỉ thị gấp cho hãng Topolev phát triển một phiên bản hoàn toàn mới mang định danh Tu-22M.

Nhận thấy điều này, Ban lãnh đạo Liên Xô đã chỉ thị gấp cho hãng Topolev phát triển một phiên bản hoàn toàn mới mang định danh Tu-22M.

Tu-22M được phát triển vào năm 1969 và có chuyến bay đầu tiên vào năm 1972. Đây được coi là dòng máy bay sát thủ đối với tàu sân bay khi có khả năng mang theo tới 3 quả tên lửa diệ thạm khổng lồ Kh-32 có thể đánh chìm những chiến hạm lớn.

Tu-22M được phát triển vào năm 1969 và có chuyến bay đầu tiên vào năm 1972. Đây được coi là dòng máy bay sát thủ đối với tàu sân bay khi có khả năng mang theo tới 3 quả tên lửa diệ thạm khổng lồ Kh-32 có thể đánh chìm những chiến hạm lớn.

Hiện Nga đã tiếp tục nâng cấp những chiếc Tu-22M lên chuẩn Tu-22M3 với thiết bị điện tử tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu trong tác chiến hiện đại.

Hiện Nga đã tiếp tục nâng cấp những chiếc Tu-22M lên chuẩn Tu-22M3 với thiết bị điện tử tiên tiến nhằm đáp ứng nhu cầu trong tác chiến hiện đại.

Theo Việt Hùng/ANTĐ

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/quoc-te/truoc-khi-du-suc-de-doa-tau-san-bay-my-khong-ngo-tu-22-lai-la-thiet-ke-that-bai/20210606051737859