Trước mùa mưa bão, 1.200 hộ dân lo thấp thỏm vì kè biển gãy sụp, hư hỏng

Hàng trăm mét bờ kè Cẩm Nhượng bị gãy sụp, hư hỏng song chưa được khắc phục, sửa chữa khiến hơn 1.200 hộ dân ở Hà Tĩnh lo lắng, bất an trước mùa mưa bão.

Tuyến kè biển xã Cẩm Nhượng được xây dựng từ năm 2003 với tổng chiều dài hơn 1,2km. Tuyến kè này có vai trò chắn sóng, bảo vệ cho khoảng 1.200 hộ dân với hơn 5.000 nhân khẩu tại các thôn Phúc Hải, Xuân Bắc, Xuân Nam, Hải Bắc, Hải Nam và thôn Chùa.

Tuyến kè biển xã Cẩm Nhượng được xây dựng từ năm 2003 với tổng chiều dài hơn 1,2km. Tuyến kè này có vai trò chắn sóng, bảo vệ cho khoảng 1.200 hộ dân với hơn 5.000 nhân khẩu tại các thôn Phúc Hải, Xuân Bắc, Xuân Nam, Hải Bắc, Hải Nam và thôn Chùa.

Hơn 20 năm sử dụng, vào giữa năm 2022 vừa qua, đợt mưa lớn cùng áp lực triều cường khiến công trình này xuất hiện nhiều điểm sạt lở và ngày càng lan rộng.

Hơn 20 năm sử dụng, vào giữa năm 2022 vừa qua, đợt mưa lớn cùng áp lực triều cường khiến công trình này xuất hiện nhiều điểm sạt lở và ngày càng lan rộng.

Theo ghi nhận, có gần 200m bờ kè xuất hiện các điểm gãy sụp, sạt lở. Điểm sạt lở lớn nhất rộng khoảng 5-7m, hở “hàm ếch”. Do đoạn kè biển này không có đai rừng phòng hộ, nên việc triều cường, sóng lớn sẽ tác động trực tiếp đến thân đê, dễ xảy ra tình trạng sạt lở hoặc vỡ đê.

Theo ghi nhận, có gần 200m bờ kè xuất hiện các điểm gãy sụp, sạt lở. Điểm sạt lở lớn nhất rộng khoảng 5-7m, hở “hàm ếch”. Do đoạn kè biển này không có đai rừng phòng hộ, nên việc triều cường, sóng lớn sẽ tác động trực tiếp đến thân đê, dễ xảy ra tình trạng sạt lở hoặc vỡ đê.

Người dân địa phương cho biết, tuyến kè biển này ngoài việc ngăn nước mặn xâm thực, thì còn là bức tường ngăn cho nước biển đánh vào bờ mỗi khi bão lũ. Việc bờ kè hư hỏng chưa được khắc phục triệt để khiến họ lo lắng khi mùa mưa bão gần đến.

Người dân địa phương cho biết, tuyến kè biển này ngoài việc ngăn nước mặn xâm thực, thì còn là bức tường ngăn cho nước biển đánh vào bờ mỗi khi bão lũ. Việc bờ kè hư hỏng chưa được khắc phục triệt để khiến họ lo lắng khi mùa mưa bão gần đến.

"Nếu không kịp sửa chữa, gia cố, đến lúc mưa bão, sóng đánh mạnh bờ kè sẽ khó trụ vững để bảo vệ các hộ dân trong đê”, ông Phạm Văn Huy (56 tuổi, thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng), chia sẻ.

"Nếu không kịp sửa chữa, gia cố, đến lúc mưa bão, sóng đánh mạnh bờ kè sẽ khó trụ vững để bảo vệ các hộ dân trong đê”, ông Phạm Văn Huy (56 tuổi, thôn Hải Nam, xã Cẩm Nhượng), chia sẻ.

Bờ kè gãy sụp từng mảng, ngổn ngang trước mùa mưa bão khiến người dân địa phương bất an, lo lắng.

Bờ kè gãy sụp từng mảng, ngổn ngang trước mùa mưa bão khiến người dân địa phương bất an, lo lắng.

Cuối tháng 10/2022, chính quyền địa phương cùng hàng trăm người dân làm rọ đá gia cố bờ kè song đây là biện pháp tạm thời.

Cuối tháng 10/2022, chính quyền địa phương cùng hàng trăm người dân làm rọ đá gia cố bờ kè song đây là biện pháp tạm thời.

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) cho hay: "Đây là tuyến kè xung yếu bảo vệ người dân, nên địa phương đã nhiều lần kiến nghị ngành chức năng sớm có dự án tu bổ, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người dân trước mùa mưa bão".

Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Hùng, Chủ tịch UBND xã Cẩm Nhượng (huyện Cẩm Xuyên) cho hay: "Đây là tuyến kè xung yếu bảo vệ người dân, nên địa phương đã nhiều lần kiến nghị ngành chức năng sớm có dự án tu bổ, sửa chữa để đảm bảo an toàn cho người dân trước mùa mưa bão".

Ông Nguyễn Thanh Phong – Giám đốc Ban quản lý các dự án xây dựng công trình huyện Cẩm Xuyên thông tin, đơn vị này đã hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục cho dự án tu bổ, sửa chữa tuyến kè song phải chờ UBND tỉnh phân bố nguồn vốn mới đấu thầu và triển khai. "Địa phương đang rất lo lắng nếu không kịp sửa chữa, khi mưa bão đến sẽ nguy hiểm", ông Phong nói.

Ông Nguyễn Thanh Phong – Giám đốc Ban quản lý các dự án xây dựng công trình huyện Cẩm Xuyên thông tin, đơn vị này đã hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục cho dự án tu bổ, sửa chữa tuyến kè song phải chờ UBND tỉnh phân bố nguồn vốn mới đấu thầu và triển khai. "Địa phương đang rất lo lắng nếu không kịp sửa chữa, khi mưa bão đến sẽ nguy hiểm", ông Phong nói.

Phạm Trường - Cảnh Huệ

Nguồn Tiền Phong: https://tienphong.vn/truoc-mua-mua-bao-1200-ho-dan-lo-thap-thom-vi-ke-bien-gay-sup-hu-hong-post1556181.tpo