Trường Đại học FPT tuyển sinh 1.000 suất ngành 'hot'

Trường Đại học FPT tuyển sinh 1.000 chỉ tiêu dành cho thí sinh đạt TOP 50 Schoolrank và xem xét cấp học bổng từ 50% đến 100% chương trình học cho tất cả thí sinh theo học một ngành khá 'hot'.

Trường Đại học FPT tuyển sinh 1.000 chỉ tiêu chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn

Theo thông tin từ Trường Đại học FPT, Việt Nam cần 10.000 kỹ sư vi mạch bán dẫn mỗi năm Dự đoán nhu cầu nguồn nhân lực bán dẫn, đến năm 2030 Việt Nam sẽ cần khoảng 15.000 kỹ sư cho khâu thiết kế và 35.000 nhân lực ở công đoạn sản xuất và đóng gói kiểm tra.

Trước nhu cầu cấp thiết này, Chính phủ đã giao cho các Bộ ngành nhanh chóng xây dựng và triển khai Đề án phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn đến năm 2030, trong đó dự kiến đào tạo khoảng 30-50 nghìn nhân lực, chuyên gia cho ngành công nghiệp bán dẫn. Trường Đại học FPT cũng vừa thông tin về kỳ tuyển sinh 1.000 chỉ tiêu chuyên ngành Thiết kế vi mạch bán dẫn

Ngành công nghiệp bán dẫn là một lĩnh vực quan trọng và xuất hiện phổ biến trong đời sống hàng ngày. Hầu hết các thiết bị điện tử chúng ta sử dụng như smartphone, laptop, ô tô tự động,...đều cần các chip bán dẫn để hoạt động. Thiết kế vi mạch bán dẫn là một ngành đào tạo nguồn nhân lực phục vụ để tạo ra những sản phẩm thiết kế vi mạch, chip bán dẫn cho các sản phẩm công nghệ cao.

https://cantho.fpt.edu.vn/dai-hoc-fpt...

Học Thiết kế vi mạch bán dẫn Trường Đại học FPT là học những gì?

Học Thiết kế vi mạch bán dẫn, sinh viên sẽ được tiếp xúc với các kiến thức nền tảng về Công nghệ thông tin như ngôn ngữ lập trình, phân tích cơ sở dữ liệu, cấu trúc chất bán dẫn và các linh kiện chế tạo chip vi mạch bán dẫn, cách vi mạch hoạt động, quy trình và các công cụ sử dụng để thiết kế vi mạch,...

Cơ hội học học Thiết kế vi mạch bán dẫn Trường Đại học FPT

Cơ hội học học Thiết kế vi mạch bán dẫn Trường Đại học FPT

Tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn, sinh viên có thể đảm nhận các công việc trong ngành bán dẫn như thiết kế, mô phỏng, kiểm chứng mạch điện tương tự số; xây dựng tài liệu đặc tả (spec), tư vấn phát triển quy trình thiết kế; quản lý giám sát thực hiện quy trình sản xuất đĩa bán dẫn (wafer) và chip; kiểm thử chip, quản lý chất lượng vật liệu, thành phần trong đóng gói và kiểm tra; nghiên cứu phát triển vật liệu, cấu trúc linh kiện; phát triển bo mạch (board) và phần mềm lõi (firmware) hỗ trợ phát triển ứng dụng sử dụng chip. Sinh viên chuyên ngành này có thể tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn hoặc sau đại học tại các quốc gia và vùng lãnh thổ hàng đầu về vi mạch bán dẫn trên thế giới để phát triển sự nghiệp theo hướng giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn, sinh viên có thể đảm nhận các công việc trong ngành bán dẫn

Tốt nghiệp chuyên ngành thiết kế vi mạch bán dẫn, sinh viên có thể đảm nhận các công việc trong ngành bán dẫn

Cũng theo Trường Đại học FPT, các thí sinh có mong muốn theo học ngành này, phải có đủ điều kiện xét tuyển khi đạt TOP 50 Schoolrank 2024 Phương thức xét tuyển Thiết kế vi mạch bán dẫn: Thí sinh đủ điều kiện đăng ký xét tuyển Thiết kế vi mạch bán dẫn khi điểm học bạ lớp 11 và HK1/HK2 lớp 12 đạt TOP 50 Schoolrank 2024.

Xem điểm Schoolrank

tại đây

Quang Minh

Nguồn Công dân & Khuyến học: https://congdankhuyenhoc.vn/truong-dai-hoc-fpt-tuyen-sinh-1000-suat-nganh-hot-179240618100949442.htm