Trường Đại học Mở TP.HCM tăng cường mở rộng mạng lưới hợp tác quốc tế

Tính đến nay, Trường ĐH Mở TP.HCM đã ký hơn 150 thỏa thuận hợp tác quốc tế với các đối tác đến từ nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới.

Hoạt động hợp tác quốc tế của Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh tập trung vào việc mở rộng mạng lưới đối tác và triển khai các thỏa thuận hợp tác đã ký kết như hợp tác triển khai các hoạt động liên kết đào tạo với nước ngoài, thực hiện các dự án quốc tế, các hoạt động trao đổi giảng viên và sinh viên quốc tế, và các hoạt động khác.

Tính đến nay, Trường đã ký hơn 150 thỏa thuận hợp tác quốc tế với các đối tác đến từ nhiều quốc gia trong khu vực và trên thế giới như Úc, Hoa Kỳ, Anh, Ý, Pháp, Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Indonesia, Thái Lan,… để thực hiện các hoạt động như liên kết đào tạo, nghiên cứu khoa học, tổ chức hội thảo khoa học, trao đổi giảng viên, nhân viên và sinh viên, gửi sinh viên đi thực tập ở nước ngoài,…

Việc hợp tác đào tạo tạo điều kiện cho Trường tiếp cận các chương trình đào tạo, các định hướng đào tạo hiện hành trên thế giới, góp phần vào việc cải tiến, cập nhật các định hướng đào tạo và chương trình đào tạo của Trường.

Việc phối hợp trong các hoạt động nghiên cứu, hội thảo khoa học cũng tạo cơ hội cho giảng viên, nhân viên, sinh viên của Trường có thêm cơ hội giao lưu, trao đổi, học tập kinh nghiệm từ các học giả, các nhà nghiên cứu quốc tế.

Việc phát triển mạng lưới đối tác thông qua việc đón tiếp các đoàn đến thăm và làm việc với Trường, và hoạt động tổ chức đoàn ra nhằm mục đích gặp gỡ chính thức, làm việc, và ký kết thỏa thuận hợp tác với các đối tác, tham dự hội nghị quốc tế, tham gia các chương trình trao đổi giảng viên, tham gia các chương trình thuộc hoạt động của các dự án quốc tế.

Trong đó, nổi bật là vinh dự tham gia các đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội và đoàn lãnh đạo cấp cao của Bộ Giáo dục và Đào tạo trong các chuyến đi thăm và làm việc với các đối tác quốc tế tại Hungary, Vương quốc Anh, Bungari, Thụy Sĩ, Rumani, và Hoa Kỳ.

 Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (đầu tiên hàng thứ 2 từ trái qua) chụp ảnh cùng lãnh đạo các nước trong chuyến thăm và làm việc tại Rumani năm 2024.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (đầu tiên hàng thứ 2 từ trái qua) chụp ảnh cùng lãnh đạo các nước trong chuyến thăm và làm việc tại Rumani năm 2024.

 Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (thứ 2 từ trái qua) trong buổi ký kết hợp tác với đối tác tại Rumani trong chuyến tháp tùng đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội năm 2024.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (thứ 2 từ trái qua) trong buổi ký kết hợp tác với đối tác tại Rumani trong chuyến tháp tùng đoàn đại biểu cấp cao của Quốc hội năm 2024.

 Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (đầu tiên từ phải qua) chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu đoàn lãnh đạo cấp cao của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hoa Kỳ năm 2022.

Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Hà, Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh (đầu tiên từ phải qua) chụp ảnh lưu niệm cùng đại biểu đoàn lãnh đạo cấp cao của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại Hoa Kỳ năm 2022.

Ngoài ra, Trường đã gia nhập 03 tổ chức quốc tế lớn và uy tín trên thế giới về giáo dục mở và đảm bảo chất lượng bao gồm Hiệp hội quốc tế về đào tạo mở và từ xa (ICDE), Hiệp hội các trường Đại học Mở Châu Á (AAOU), Tổ chức đảm bảo chất lượng đào tạo trực tuyến (QM) và SEAMEO SEPS (Hội đồng Quản trị của Trung tâm đào tạo khu vực về triết lý kinh tế vừa đủ cho phát triển bền vững thuộc Hội đồng Bộ trưởng Giáo dục các nước Đông Nam Á).

Việc gia nhập các tổ chức này không chỉ giúp quảng bá hình ảnh của Trường mà còn tăng cường tiếp xúc và duy trì quan hệ với các trường và tổ chức nước ngoài, có cơ hội tham dự các hội nghị quốc tế thường niên về giáo dục cũng như các sự kiện chuyên môn khác do các Hiệp hội tổ chức.

Hoạt động liên kết đào tạo là một trong những nội dung hợp tác được triển khai thành công.

Tính đến nay, Trường đang liên kết đào tạo cấp bằng cử nhân, thạc sĩ và tiến sĩ với 07 trường đối tác đến từ 04 quốc gia là Bỉ, Úc, Đức, Pháp.

Đây là các quốc gia có nền giáo dục phát triển, đạt được nhiều vị trí cao trong các bảng xếp hạng các trường đại học hàng đầu thế giới hiện nay như Times Higher Education (THE) hay Quacquarelli Symonds (QS).

Các chương trình liên kết đào tạo đang hoạt động tại Trường bao gồm:

Từ năm 2015, Trường đã ký thỏa thuận tham gia các chương trình Erasmus+ với các đối tác ở châu Âu như Ba Lan, Áo,…

Trong đó, Trường đã thực hiện thành công dự án KNOTS (Fostering multi-lateral knowledge networks of transdisciplinary studies to tackle global challenges) phối hợp với Trường Đại học Vienna, Áo và Dự án trao đổi sinh viên, giảng viên, nhân viên với Trường Đại học Vincent Pol, Ba Lan, tạo được uy tín cho nhà trường.

Năm 2023, Trường cũng đã tiếp tục liên hệ và được cộng đồng Châu Âu duyệt dự án Digital Immersion of Vietnamese higher Education - DIVE.

Hiện tại, Trường đang triển khai các hoạt động của các dự án Erasmus+, bao gồm:

Triển khai Dự án RECOASIA (REgional COoperation in the field of recognition among ASIAn countries);

Triển khai Dự án TRUST (Financial Technology and digital innovation to modeRnise and develop cUrricula of VietnameSe and Philippines UniversiTies);

Triển khai Dự án INCREASE (INnovative Capacity building by participative and REflective teacher training for Academia, Society and Enterprises);

Triển khai Dự án trao đổi giảng viên, nhân viên với UNINT.

Trên cơ sở các nội dung hợp tác đã ký kết, và lợi ích từ việc tham gia các dự án Erasmus+, Trường đã mở rộng các chương trình giao lưu, trao đổi giảng viên, nhân viên và sinh viên của Trường nhằm mục đích nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ giảng viên và nhân viên và giúp sinh viên có cơ hội giao lưu văn hóa, rèn luyện ngôn ngữ với sinh viên quốc tế.

Các hoạt động trao đổi giảng viên tập trung chủ yếu vào việc tiếp nhận giảng viên nước ngoài đến Trường giảng dạy và báo cáo chuyên đề khoa học.

Các hoạt động trao đổi sinh viên chủ yếu là tiếp nhận sinh viên của Trường đối tác đến giao lưu văn hóa, học tập tại Việt Nam và đưa sinh viên của Trường tham gia các chương trình học bổng học thuật, thực tập ở nước ngoài.

Một số kết quả nổi bật có thể kể đến như sau: Từ năm 2018, Trường hợp tác với các đối tác tổ chức chương trình thực tập cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Nhật thực tập tại Nhật Bản để giúp sinh viên có cơ hội học tập, trải nghiệm thực tế, thực hành tổng quát, phát triển hơn về các kỹ năng tiếng Nhật.

Bên cạnh đó, nhờ vào các chương trình học bổng xây dựng cho sinh viên quốc tế như OpenTalent, Open Bright, Fellowship, từ năm 2023, Trường đã thu hút gần 70 sinh viên quốc tế đến từ các quốc gia như Lào, Campuchia, Philippines, Bangladesh, Ghana đến học tập các chương trình cấp bằng cử nhân và thạc sĩ tại Trường.

Trường cũng tổ chức và phối hợp với một số đối tác tổ chức thường niên một số hội thảo khoa học quốc tế về các lĩnh vực khác nhau như OpenTESOL (Hội thảo khoa học về giáo dục ngôn ngữ), ICB (Hội thảo khoa học về Kinh doanh), VBER (Hội thảo khoa học nghiên cứu về Kinh doanh, Kinh tế và Tài nguyên), SHM&ES (Hội thảo khoa học về Chuẩn đoán sức khỏe công trình và kỹ thuật kết cấu).

Các hội thảo đã thu hút được sự quan tâm của các nhiều học giả, chuyên gia, cá nhân và tổ chức đến từ Việt Nam và nhiều quốc gia trên thế giới.

Người tham gia tiếp thu nhiều kiến thức mới mẻ, và có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia, các nhà khoa học trong cùng lĩnh vực nghiên cứu và lĩnh vực quan tâm.

Thủy Uyên

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/truong-dai-hoc-mo-tphcm-tang-cuong-mo-rong-mang-luoi-hop-tac-quoc-te-post243998.gd