Trường ĐH Sư phạm HN2 tổ chức Hội thảo quốc gia về Đại thắng mùa Xuân năm 1975

Hội thảo có ý nghĩa đặc biệt trong việc GD truyền thống lịch sử, lòng yêu nước cho thế hệ SV sư phạm, những người sẽ trực tiếp tham gia sự nghiệp trồng người.

Ngày 26/4, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 phối hợp với Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”.

Tham dự Hội thảo, có Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nhật - Phó Tổng Thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam; Tiến sĩ Lê Quang Chắn - Phó Viện trưởng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam); Đại tá, Thạc sĩ Đào Văn Quyết - Phó Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp; Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Bình Ban - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân; Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thái - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Công an nhân dân, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương; Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh); Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Lê - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)...

Về phía Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, có Tiến sĩ Bùi Kiên Cường - Phó Hiệu trưởng nhà trường; Tiến sĩ Phan Xuân Dũng - Phó Giám đốc Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh; Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng - Trưởng khoa Lịch sử.

Ngoài ra, còn có sự tham gia của nhiều đại biểu khách mời là các chuyên gia, các nhà khoa học cùng các giảng viên, học viên, sinh viên Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2; Trường Đại học Cần Thơ; Trường Đại học Sài Gòn; Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội)…

 Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay” được tổ chức ngày 26/4/2025.

Toàn cảnh Hội thảo khoa học quốc gia “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay” được tổ chức ngày 26/4/2025.

Phát biểu khai mạc Hội thảo, Tiến sĩ Bùi Kiên Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cho biết, trong không khí hào hùng của những ngày tháng Tư lịch sử, khi cả nước đang hướng tới kỷ niệm 50 năm Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - mốc son chói lọi trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc; hôm nay, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 phối hợp cùng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp đồng tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”.

Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tự hào là 1 trong 14 trường sư phạm chủ chốt quốc gia. Trường có sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực đa ngành chất lượng cao, có năng lực khởi nghiệp, cung cấp các giải pháp sáng tạo, đổi mới, phục vụ tăng trưởng và phụng sự sự tiến bộ của xã hội. Đội ngũ giảng viên của nhà trường đang ở độ tuổi sung sức với 62% có trình độ tiến sĩ. Nhà trường đang đào tạo 47 ngành từ đại học đến thạc sĩ, tiến sĩ, với quy mô khoảng 8.000 sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh.

Hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế đã được đẩy mạnh, nhiều đề tài, dự án khoa học, công nghệ, các hội thảo quốc tế có uy tín đã được triển khai hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.

Việc tổ chức Hội thảo này có ý nghĩa đặc biệt trong việc giáo dục truyền thống lịch sử, lòng yêu nước cho thế hệ sinh viên sư phạm, những người sẽ trực tiếp tham gia vào sự nghiệp trồng người trong tương lai”.

 Tiến sĩ Bùi Kiên Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 phát biểu khai mạc Hội thảo.

Tiến sĩ Bùi Kiên Cường - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 phát biểu khai mạc Hội thảo.

“Đại thắng mùa Xuân năm 1975 là biểu hiện sáng ngời của ý chí độc lập, tự cường, sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Chiến thắng này đã kết thúc vẻ vang cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mở ra một kỷ nguyên mới cho đất nước, kỷ nguyên độc lập, thống nhất, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Ý nghĩa và giá trị lịch sử của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 luôn là nguồn cảm hứng chân thật, là bài học quý báu cho các thế hệ hôm nay và mai sau.

Việc tổ chức Hội thảo hôm nay là hoạt động có ý nghĩa đặc biệt, làm sâu sắc hơn nhận thức về giá trị lịch sử, tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đồng thời, phân tích, tổng kết những bài học kinh nghiệm quý báu để vận dụng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong bối cảnh hiện nay.

Hội thảo có sự tham gia của nhiều chuyên gia, nhà khoa học uy tín đến từ các viện nghiên cứu, các trường đại học, học viện, các đơn vị trong quân đội và các cơ quan liên quan trên cả nước. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc, trách nhiệm lớn lao của cộng đồng khoa học đối với chủ đề nghiên cứu, đồng thời cũng khẳng định ý nghĩa, tầm vóc của Hội thảo.

Thông qua Hội thảo, chúng tôi kỳ vọng sẽ đạt được những mục tiêu quan trọng sau:

Làm rõ hơn về giá trị lịch sử và ý nghĩa to lớn của Đại thắng mùa Xuân năm 1975;

Phân tích sâu sắc những bài học kinh nghiệm quý báu về sự lãnh đạo của Đảng, về nghệ thuật quân sự, về sức mạnh đại đoàn kết dân tộc;

Đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm vận dụng hiệu quả bài học lịch sử vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay;

Tăng cường sự phối hợp nghiên cứu giữa các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong lĩnh vực lịch sử, giáo dục và quân sự.

Với tinh thần trách nhiệm cao, với sự phối hợp chặt chẽ của 3 đơn vị đồng tổ chức và sự đóng góp trí tuệ của các nhà khoa học, các chuyên gia, chúng tôi tin tưởng rằng, Hội thảo sẽ là diễn đàn khoa học sôi nổi, mang lại những giá trị thiết thực cho sự nghiệp giáo dục, nghiên cứu lịch sử, cũng như công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới” - Tiến sĩ Bùi Kiên Cường bày tỏ.

Trình bày báo cáo đề dẫn Hội thảo, Tiến sĩ Lê Quang Chắn - Phó Viện trưởng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) cho biết: “Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 là kết quả của cuộc kháng chiến trường kỳ 21 năm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, đưa đất nước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên thống nhất, cả nước đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.

Để kỷ niệm một trong những sự kiện vĩ đại của dân tộc Việt Nam trong thế kỷ XX, khẳng định thêm tầm vóc, ý nghĩa, giá trị lịch sử của Đại thắng mùa Xuân năm 1975; từ đó, đúc kết một số bài học kinh nghiệm quý, vận dụng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay. Đặc biệt, khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.

 Tiến sĩ Lê Quang Chắn - Phó Viện trưởng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) trình bày báo cáo đề dẫn.

Tiến sĩ Lê Quang Chắn - Phó Viện trưởng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) trình bày báo cáo đề dẫn.

Hội thảo khoa học quốc gia “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay”, với 127 bài viết của các nhà nghiên cứu, các giảng viên, giáo viên giảng dạy về lịch sử đến từ mọi miền của Tổ quốc tiếp tục khẳng định và làm rõ thêm một số nội dung chính sau:

Một là, tiếp tục khẳng định và làm sáng tỏ thêm đường lối, chủ trương, sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nhân tố quyết định thắng lợi của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Hai là, Đại thắng mùa Xuân năm 1975 có giá trị và ý nghĩa lịch sử to lớn. Đó là sự kế thừa và phát huy truyền thống đánh giặc giữ nước của cha ông ta, là bằng chứng sinh động của tinh thần đoàn kết, khát vọng hòa bình, thống nhất đất nước của quân và dân hai miền Nam - Bắc.

Ba là, khẳng định tài thao lược và sự vận dụng sáng tạo đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng vào thực tiễn chiến tranh cách mạng, những nét đặc sắc, độc đáo của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong Đại thắng mùa Xuân năm 1975.

Bốn là, khẳng định và làm sâu sắc thêm sự ủng hộ, giúp đỡ quốc tế to lớn của các nước anh em và nhân dân tiến bộ, yêu chuộng hòa bình trên thế giới đối với nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước

Năm là, tập trung đúc kết những bài học kinh nghiệm quý từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975, vận dụng và phát huy vào công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay, đặc biệt khi đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Hội thảo khoa học quốc gia “Đại thắng mùa Xuân năm 1975 - Giá trị lịch sử và bài học kinh nghiệm trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc hiện nay” sẽ gồm phiên toàn thể cùng 3 phiên chuyên môn.

“Ban Tổ chức tin tưởng rằng, trong khuôn khổ hội thảo, dù có các ý kiến thống nhất hay quan điểm học thuật mới, dù là những luận điểm khẳng định thêm hay những vấn đề cần đặt ra để trao đổi, thảo luận ở những góc nhìn mới, nhưng đều khẳng định thêm tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đối với tiến trình lịch sử dân tộc Việt Nam.

Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đã trở thành di sản vô giá, nguồn sức mạnh to lớn để đất nước vượt qua những khó khăn, hun đúc thêm tâm thế, tạo động lực cho sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc” - Tiến sĩ Lê Quang Chắn bày tỏ.

Tại các phiên thảo luận, các đại biểu tham dự tập trung trao đổi và nghiên cứu giá trị và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Đồng thời, thảo luận về giá trị của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế, từ đó, đúc rút bài học kinh nghiệm trong xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và giáo dục thế hệ trẻ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.

Cụ thể, Hội thảo đã diễn ra với 1 phiên toàn thể và phiên làm việc song song tại các tiểu ban.

Phiên toàn thể do Đại tá, Thạc sĩ Đào Văn Quyết - Phó Hiệu trưởng Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp; Tiến sĩ Lê Quang Chắn - Phó Viện trưởng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng - Trưởng khoa Lịch sử (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) chủ trì.

 Phiên toàn thể.

Phiên toàn thể.

Với các phần trình bày tham luận ý nghĩa như: Tham luận “Ý nghĩa của Đại thắng mùa Xuân 1975 đối với tiến trình cách mạng Việt Nam” do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trình bày.

Tham luận “Lực lượng an ninh miền Nam trong cuộc tổng tiến công nổi dậy mùa Xuân 1975 và những bài học rút ra đối với công tác đảm bảo an ninh quốc gia hiện nay” của Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Bình Ban - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân.

 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trình bày tham luận.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Danh Tiên - Viện trưởng Viện Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) trình bày tham luận.

 Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Bình Ban - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân trình bày tham luận.

Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo ưu tú Nguyễn Bình Ban - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân trình bày tham luận.

 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trình bày tại phiên toàn thể.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đức Cường - Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam trình bày tại phiên toàn thể.

 Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thái - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Công an nhân dân, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương.

Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thái - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân, nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Công an nhân dân, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương.

 Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng - Trưởng khoa Lịch sử (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) trao đổi tại phiên toàn thể.

Tiến sĩ Nguyễn Văn Dũng - Trưởng khoa Lịch sử (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2) trao đổi tại phiên toàn thể.

Tại phiên song song, có 3 tiểu ban cùng làm việc với các nội dung khác nhau. Cụ thể:

Tiểu ban 1: Thắng lợi vĩ đại của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975, giá trị và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trong tiến trình phát triển của lịch sử Việt Nam. Do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Đình Lê - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) và Thiếu tướng, Tiến sĩ Nguyễn Hồng Thái - nguyên Tổng Biên tập Tạp chí Công an nhân dân, nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân, Ủy viên Hội đồng Lý luận Trung ương chủ trì.

 Phần trình bày tham luận tại Tiểu ban 1.

Phần trình bày tham luận tại Tiểu ban 1.

 Các đại biểu trao đổi ý kiến tại Tiểu ban 1.

Các đại biểu trao đổi ý kiến tại Tiểu ban 1.

Tiểu ban 2: Giá trị của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay. Do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Vũ Quang Vinh - nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Lịch sử Đảng (Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh) và Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đinh Quang Hải - nguyên Viện trưởng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) chủ trì.

 Tiểu ban 2.

Tiểu ban 2.

 Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bảo - Khoa Xã hội và Nhân văn (Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp) trình bày tham luận “Giá trị của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay” tại Tiểu ban 2.

Đại tá, Tiến sĩ Nguyễn Quốc Bảo - Khoa Xã hội và Nhân văn (Trường Sĩ quan Tăng thiết giáp) trình bày tham luận “Giá trị của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 đối với sự nghiệp đổi mới và hội nhập quốc tế hiện nay” tại Tiểu ban 2.

Tiểu ban 3: Bài học kinh nghiệm từ Đại thắng mùa Xuân năm 1975 trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, quản lý và phát huy giá trị lịch sử của Đại thắng mùa Xuân năm 1975 trong giáo dục thế hệ trẻ. Do Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Văn Nhật - Phó Tổng thư ký Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nguyên Viện trưởng Viện Sử học (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) và Thiếu tướng, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Bình Ban - nguyên Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân chủ trì.

 Tiểu ban 3.

Tiểu ban 3.

 Đại tá, Tiến sĩ Lưu Thị Bích Ngọc - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân, Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an (Bộ Công an) trình bày tham luận “Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 - Một số vấn đề rút ra trong công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo” tại Tiểu ban 3.

Đại tá, Tiến sĩ Lưu Thị Bích Ngọc - Phó Viện trưởng Viện Lịch sử Công an nhân dân, Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an (Bộ Công an) trình bày tham luận “Ban An ninh Trung ương Cục miền Nam trong chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 - Một số vấn đề rút ra trong công tác tham mưu, lãnh đạo, chỉ đạo” tại Tiểu ban 3.

Kết luận phiên thảo luận, ban chủ trì hội thảo ghi nhận những ý kiến, tham luận, thảo luận sâu sắc; đề xuất các giải pháp thiết thực nâng cao chất lượng góp phần giáo dục truyền thống cách mạng, bồi dưỡng tinh thần yêu nước, khơi dậy niềm tự hào dân tộc cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trước khi kết thúc Hội thảo, Ban Chủ trì đã trao chứng nhận cho các báo cáo viên tại tiểu ban.

 Trao giấy chứng nhận tại Tiểu ban 1.

Trao giấy chứng nhận tại Tiểu ban 1.

 Trao giấy chứng nhận tại Tiểu ban 3.

Trao giấy chứng nhận tại Tiểu ban 3.

 Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau phiên toàn thể.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm sau phiên toàn thể.

 Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Tiểu ban 3.

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại Tiểu ban 3.

Bài và ảnh: Mộc Trà

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/truong-dh-su-pham-hn2-to-chuc-hoi-thao-quoc-gia-ve-dai-thang-mua-xuan-nam-1975-post250916.gd