Trường ĐHSP Hà Nội 2 tổ chức thi năng khiếu cho ngành GD mầm non và GD thể chất

Năm 2023, Trường ĐHSP Hà Nội 2 tuyển sinh 187 thí sinh ngành GD mầm non và GD thể chất, theo đó, thí sinh xét tuyển 2 ngành này tham dự thi năng khiếu tại trường.

Ngày 05/7, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức thi các môn năng khiếu tuyển sinh đại học chính quy ngành Giáo dục mầm non và ngành Giáo dục thể chất.

Cụ thể, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 tổ chức thi các môn năng khiếu với mục tiêu đánh giá năng lực cần thiết của thí sinh để học tập ở trình độ đại học; sử dụng kết quả thi để xét tuyển vào ngành Giáo dục mầm non, ngành Giáo dục thể chất tuyển sinh trình độ đại học chính quy năm 2023 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.

Họp Hội đồng coi thi năng khiếu.

Họp Hội đồng coi thi năng khiếu.

Trước đó, từ ngày 05/5/2023 đến ngày 30/6/2023 là thời gian thí sinh đăng ký dự thi trên cổng đăng ký trực tuyến. Sau khi đăng ký thành công, thí sinh gửi hồ sơ về Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 để hoàn thành đăng ký dự thi.

Ngày 05/7/2023, các thí sinh làm thủ tục dự thi, nghe phổ biến quy chế thi và dự thi các môn năng khiếu trực tiếp tại sân vận động (đối với ngành Giáo dục thể chất) và giảng đường C, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 (đối với ngành Giáo dục mầm non).

Sinh viên tình nguyện hướng dẫn thí sinh đến điểm dự thi.

Sinh viên tình nguyện hướng dẫn thí sinh đến điểm dự thi.

Sinh viên tình nguyện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 có mặt từ trước ngày thi, theo sự phân công của Đoàn trường làm nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh, phụ huynh tìm nhà trọ và chỉ đường đến các điểm thi.

Thí sinh dự thi các môn năng khiếu ngành Giáo dục mầm non, gồm các nội dung: Hát và Kể chuyện.

Sinh viên tình nguyện hướng dẫn thí sinh đến phòng thi.

Sinh viên tình nguyện hướng dẫn thí sinh đến phòng thi.

Thí sinh dự thi các môn năng khiếu ngành Giáo dục thể chất, có 02 nội dung thi: Bật xa tại chỗ, Chạy cự ly 100m.

Sau một ngày làm việc nghiêm túc, đúng quy chế, kỳ thi các môn năng khiếu tuyển sinh đại học chính quy năm 2023 tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã thành công tốt đẹp.

Thí sinh chuẩn bị trang phục chu đáo và kỹ lưỡng cho phần thi năng khiếu.

Thí sinh chuẩn bị trang phục chu đáo và kỹ lưỡng cho phần thi năng khiếu.

Trước đó, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã công bố Đề án tuyển sinh năm 2023, theo đó, tuyển sinh 1.607 chỉ tiêu đại học chính quy cho 20 ngành đào tạo.

Thí sinh đợi giám thị gọi vào phòng thi năng khiếu.

Thí sinh đợi giám thị gọi vào phòng thi năng khiếu.

Trong đó, ngành Giáo dục mầm non tuyển 97 chỉ tiêu với 4 phương thức: 58 chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông và điểm thi năng khiếu; 26 chỉ tiêu kết hợp kết quả học tập cấp trung học phổ thông (học bạ) và điểm thi năng khiếu; 6 chỉ tiêu xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh và 7 chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và điểm thi năng khiếu.

Khu vực thi năng khiếu ngành Giáo dục thể chất.

Khu vực thi năng khiếu ngành Giáo dục thể chất.

Ngành Giáo dục thể chất tuyển 90 chỉ tiêu với 4 phương thức: 28 chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông và điểm thi năng khiếu; 54 chỉ tiêu kết hợp kết quả học tập cấp trung học phổ thông (học bạ) và điểm thi năng khiếu; 4 chỉ tiêu xét tuyển thẳng theo quy định của Quy chế tuyển sinh và 6 chỉ tiêu xét tuyển sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và điểm thi năng khiếu.

Sinh viên tình nguyện có mặt từ trước ngày thi, làm nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh, phụ huynh tìm nhà trọ và chỉ đường đến các điểm thi.

Sinh viên tình nguyện có mặt từ trước ngày thi, làm nhiệm vụ hướng dẫn, hỗ trợ thí sinh, phụ huynh tìm nhà trọ và chỉ đường đến các điểm thi.

Nội dung, yêu cầu thi năng khiếu ngành Giáo dục mầm non:

Thi hát: Nội dung thi hát gồm phần hát và phần thẩm âm, tiết tấu:

Phần hát: Thí sinh tự chọn 01 bài hát tiếng Việt, nêu tên bài hát, tác giả của bài hát đó; trình bày bài hát.

Phần thẩm âm, tiết tấu: Kỹ thuật thẩm âm (thí sinh sử dụng thính giác âm nhạc và trí nhớ âm nhạc để nhận biết cao độ, nhận biết tiết tấu và tái hiện lại một nét giai điệu đã được nghe; Kỹ thuật tiết tấu (thí sinh sử dụng thính giác âm nhạc, tiết tấu nhịp điệu âm nhạc và trí nhớ âm nhạc để tái hiện lại được một đoạn tiết tấu đã được nghe).

Thi kể chuyện: Thí sinh tự chọn 01 câu chuyện kể cho thiếu nhi, nêu tên tác phẩm, tác giả của câu chuyện kể (nếu có); trình bày câu chuyện kể đó.

Nội dung, yêu cầu thi năng khiếu ngành Giáo dục thể chất:

Bật xa tại chỗ: Kỹ thuật: Hai chân đứng trên ván giậm nhảy và bật nhảy bằng 2 chân. Mỗi thí sinh được bật 2 lần. Mỗi lần bật đều đo thành tích và công nhận thành tích cao nhất.

Chạy cự ly 100m: Thực hiện kỹ thuật xuất phát (không có bàn đạp). Trong 1 đợt chạy nếu có bất kỳ 1 thí sinh nào phạm quy thì trọng tài vẫn tiếp tục cho chạy và chỉ bắt lỗi thí sinh phạm quy trong đợt chạy này.

Ngân Chi

Nguồn Giáo Dục VN: https://giaoduc.net.vn/truong-dhsp-ha-noi-2-to-chuc-thi-nang-khieu-cho-nganh-gd-mam-non-va-gd-the-chat-post236477.gd