Trường THPT Dân tộc nội trú Ninh Bình: Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
Những năm qua, Trường THPT Dân tộc nội trú Ninh Bình đã nỗ lực vươn lên về mọi mặt để xây dựng và phát triển nhà trường, đạt được những thành tích đáng ghi nhận, nhiều năm liền là Tập thể lao động tiên tiến và tiên tiến xuất sắc, được công nhận trường học đạt chuẩn Quốc gia năm 2017.
Một giờ học của cô và trò Trường THPT Dân tộc nội trú Ninh Bình. Ảnh: Minh Quang
Cô giáo Đinh ThịNgoan, Hiệu trưởng Trường THPT Dân tộc nội trú Ninh Bình cho biết: Trường đượcthành lập năm 1992, là một loại hình trường chuyên biệt, có chức năng và nhiệmvụ tạo nguồn đào tạo cán bộ lãnh đạo Đảng, cán bộ quản lý Nhà nước, cán bộ khoahọc kỹ thuật, các tổ chức chính trị – xã hội, nguồn nhân lực có chất lượng caocho đồng bào dân tộc ở miền núi, vùng cao, vùng sâu cho cả nước nói chung vàtỉnh Ninh Bình nói riêng. Nhiệm vụ và các hoạt động của nhà trường đa dạng,phong phú, nhưng cũng phức tạp, bởi phải quản lý học sinh 24h/ngày. Ngoài tổchức hoạt động dạy và học, nhà trường còn thực hiện các nhiệm vụ nuôi dưỡng,chăm sóc sức khỏe, quản lý việc tự học, tự rèn luyện, tự phục vụ và các hoạtđộng giáo dục khác theo Quy chế tổ chức hoạt động của trường phổ thông Dân tộcnội trú. Chính vì vậy, ngôi trường không chỉ là nơi để các em học tập, trau dôìkiến thức, mà còn là mái ấm gia đình, nơi các em cùng gắn bó, sinh hoạt và dầnlàm quen với cuộc sống tự lập.
Năm học2019-2020, Trường có 326 học sinh, biên chế ở 10 lớp, với 46 cán bộ, giáo viênvà nhân viên. 100% học sinh là người dân tộc Mường thuộc các xã vùng cao củahuyện Nho Quan. Số cán bộ, giáo viên là người dân tộc thiểu số là 18 người,chiếm trên 39%. Là cơ sở giáo dục dành cho con em đồng bào dân tộc thiểu số,nên chất lượng đầu vào còn thấp, khả năng giao tiếp thường thụ động, nhiều họcsinh chưa say mê học tập... Nên trong giáo dục đạo đức, nhà trường thường xuyêntổ chức các hoạt động giáo dục về pháp luật, giáo dục truyền thống, đạo đức lôísống, kỹ năng sống cho học sinh. Cùng với đó xây dựng kế hoạch và tổ chức nhiêùhoạt động mang tính giáo dục như: Giáo dục bình đẳng giới, chuyên đề giáo dụcgiới tính, an toàn giao thông... Phối hợp với các đoàn thể, cơ quan hữu quan,ban đại diện cha mẹ học sinh, gia đình để giáo dục, quan tâm chăm sóc đến đơìsống vật chất và tinh thần cho học sinh. Hạn chế tình trạng bạo lực học đườngvà các hiện tượng tiêu cực khác. Đồng thời động viên, khen thưởng kịp thơìnhững tập thể và học sinh đạt được những thành tích cao trong học tập và côngtác, cũng như có biện pháp xử lý nghiêm minh đối với những học sinh vi phạm...Kết quả đánh giá hạnh kiểm hàng năm, có từ 87-88% học sinh đạt hạnh kiểm tốt,từ 10-12% đạt hạnh kiểm khá, chỉ còn trên 2% đạt loại trung bình, không có họcsinh hạnh kiểm yếu.
Để nâng cao chấtlượng dạy và học văn hóa, ngay từ đầu năm, nhà trường tổ chức phân luồng họcsinh để có phương pháp giảng dạy phù hợp với năng lực của các em. Đặc biệt,thực hiện phong trào thi đua “Dạy tốt - Học tốt”, nhà trường chỉ đạo các tổnhóm chuyên môn và cán bộ, giáo viên đăng ký các danh hiệu thi đua và tạo điêùkiện để các cá nhân phấn đấu, thi đua thực hiện nhằm đạt được những kết quả caonhất trong thực hiện nhiệm vụ. Đội ngũ giáo viên thường xuyên đổi mới phươngpháp giảng dạy; nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động giáo dục; đẩy mạnhứng dụng CNTT vào dạy học; tăng cường bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhânviên nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề. Nhà trường quan tâm tổ chứcnhiều chuyên đề đổi mới phương pháp giảng dạy, trong đó các chuyên đề về bôìdưỡng học sinh giỏi và ứng dụng CNTT. 100% các tiết dự giờ, chuyên đề dạy giaóán điện tử; giáo viên đã có máy vi tính và nối mạng Internet... Hàng năm, trên72% số cán bộ, viên chức xếp loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ; gần 100% giáoviên được đánh giá xếp loại chuẩn giáo viên THPT, trong đó tỷ lệ đạt xuất sắcchiếm gần 73%.
Khác với cáctrường THPT khác, học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú Ninh Bình lên lớp 3buổi/ngày. Trong đó, buổi tối là giờ các em tự học bài trên lớp dưới sự giámsát, quản lý của giáo viên và giám thị. Các giáo viên được phân công tăng cườngkiểm tra hoạt động tự học của học sinh; tận tình giải đáp, hướng dẫn các em họctập theo mô hình học nhóm. Đồng thời quan tâm tới các hoạt động văn nghệ, TDTT,các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp các em được vui chơi, giải trí, rèn luyệnthể lực và sức khỏe cho học sinh, thêm tinh thần tập thể, vơi đi nỗi nhớ nhà.Ngoài tổ chức tập thể dục buổi sáng, giữa giờ, nhà trường còn tổ chức tậpluyện, thi đấu các câu lạc bộ khiêu vũ, võ thuật, các môn thể thao, các tròchơi dân tộc, các hoạt động văn nghệ mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc và nhiêùhoạt động thu hút học sinh tham gia như: Dạ hội, giao lưu văn hóa, tham quan dulịch và học tập, trải nghiệm sáng tạo, qua đó giáo dục cho các em kỹ năng sống,kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc tập thể, giao lưu học hỏi về kiến thức vàcác kỹ năng trong cuộc sống.
Đặc biệt, thựchiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”,Nhà trường thực hiện tốt 5 yêu cầu và 5 nội dung của phong trào, tạo nên môitrường sư phạm thân thiện, cảnh quan môi trường luôn an toàn, xanh, sạch, đẹp,giúp học sinh dân tộc nội trú an tâm, tích cực trong sinh hoạt, học tập và rènluyện tại trường. Nhà trường quan tâm chăm lo đến việc ăn ở, sinh hoạt nội trúcủa học sinh hàng ngày. Tổ chức bữa ăn đảm bảo định lượng, dinh dưỡng, thườngxuyên cải tiến bữa ăn, đề phòng dịch bệnh và ngộ độc thực phẩm… Năm học2018-2019, số học sinh đạt học lực giỏi chiếm gần 5%, khá trên 49%; tỷ lệ họcsinh tốt nghiệp THPT đạt 99%; tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường đại học, caođẳng, trung học chuyên nghiệp đạt gần 40%; có 5 học sinh được bồi dưỡng đôítượng kết nạp Đảng, trong đó 2 học sinh được kết nạp Đảng trong trường học…
Nói về phươnghướng của trường trong năm học 2019-2020 và những năm tiếp theo, cô giáo ĐinhThị Ngoan, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết: Nhà trường tiếp tục đẩy mạnh việchọc tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh gắn với thực hiệncác cuộc vận động, các phong trào thi đua trong ngành Giáo dục nhằm nâng caochất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Đặc biệt là chất lượng giáo dụcđạo đức, tích cực rèn luyện nhân cách và kỹ năng sống cho học sinh, phấn đâúđạt mục tiêu dạy cho học sinh: Học để biết, học để làm người, học để hòa nhậpvà chung sống, phấn đấu không để học sinh dân tộc thiểu số thiếu kiến thức vănhóa, thiếu hiểu biết, thiếu nhận thức khi ra trường. Cùng với đó, tích cực đôỉmới phương pháp giảng dạy, đáp ứng yêu cầu đổi mới của các kỳ thi. Nâng caochất lượng văn hóa, tăng số lượng và chất lượng thi học sinh giỏi cấp tỉnh.Phấn đấu có đội tuyển tham gia các kỳ thi; tăng tỷ lệ học sinh giỏi, học sinhlên lớp thẳng. Tăng cường đổi mới công tác quản lý, giáo dục học sinh để nângcao chất lượng giáo dục toàn diện, hạn chế tối đa hiện tượng học sinh bỏ học.Tích cực tổ chức các hoạt động định hướng nghề nghiệp cho học sinh, góp phầngiúp các em xác định đúng năng lực và có sự lựa chọn đúng đắn sau khi tốtnghiệp THPT. Đồng thời tiếp tục đầu tư cơ sở vật vật chất phục vụ điều kiệngiảng dạy của giáo viên và học tập, quản lý, nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe chohọc sinh trong trường ngày càng tốt hơn, phấn đấu xây dựng trường đạt danh hiêụtập thể lao động tiên tiến xuất sắc. Duy trì và giữ vững các chỉ tiêu, tiêuchuẩn của trường đạt chuẩn quốc gia.
Mỹ Hạnh