'Truyền thông bẩn' - Cần những biện pháp cứng rắn hơn để ngăn chặn, xử lý

Dư luận đặt nghi vấn bê bối ViruSs - Pháo, Ngọc Kem là một vụ 'truyền thông bẩn', lợi dụng tai tiếng để xây dựng thương hiệu.

Bộ Văn hóa chỉ đạo tìm hiểu ồn ào của ViruSs

Liên quan đến ồn ào trên mạng xã hội của streamer ViruSs những ngày gần đây, trong diễn biến mới nhất, ông Nguyễn Danh Hoàng Việt - Chánh Văn phòng Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (Bộ VH-TT&DL) - cho biết Bộ đã giao Cục Phát thanh Truyền hình và thông tin điện tử tìm hiểu vụ việc và sẽ sớm lên tiếng về vụ việc này.

Hơn một tuần qua, streamer ViruSs và những người liên quan trong vụ đấu tố tình ái liên tục gây ồn ào mạng xã hội. Trong phiên livestream thu hút hơn một triệu người xem của ViruSs tối 28/3, rapper Pháo đối chất với nhạc sĩ về nghi vấn ngoại tình. ViruSs nói mối quan hệ với Pháo là "hẹn hò trước khi yêu chính thức, không hợp thì chấm dứt".

Ca sĩ Emma Nhất Khanh, hot girl Ngọc Kem cũng liên quan. Các tình tiết trong cuộc trò chuyện tạo nên nhiều cuộc bàn tán, những ý kiến trái chiều trên mạng. Song song với những chỉ trích của cộng đồng mạng, ViruSs vẫn kiếm bộn tiền nhờ phiên livestream.

ViruSs bị chỉ trích nhưng cũng kiếm lợi sau loạt drama tình ái với Ngọc Kem, Pháo, Emma Nhất Khanh.

ViruSs bị chỉ trích nhưng cũng kiếm lợi sau loạt drama tình ái với Ngọc Kem, Pháo, Emma Nhất Khanh.

Người trong cuộc sẽ bị xử lý thế nào nếu "truyền thông bẩn"?

Sau sự việc này, nhiều bài viết phân tích những người liên quan kiếm được bao nhiêu tiền từ livestream và đặt câu hỏi liệu đây có phải chiến dịch truyền thông bẩn? ViruSs "chiêu trò", lợi dụng ồn ào để kiếm tiền? Vậy với những hành vi của nam streamer, liệu có bị pháp luật xử lý?

Chia sẻ với Gia đình & Xã hội, TS. LS Đặng Văn Cường cho rằng, những người có liên quan đến câu chuyện này cũng đều là những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, câu chuyện nửa thực nửa hư này khiến cho họ càng nổi tiếng và kiếm được nhiều tiền, trong khi đó nội dung của câu chuyện thì không có gì đáng nói và người trẻ thì có vẻ đang bị "dắt mũi" bởi các câu chuyện nhảm nhí đời tư của họ. Nhiều bạn trẻ dành thời gian để tìm hiểu về các chuyện bới móc, đấu tố, bóc phốt lẫn nhau trên mạng xã hội, khai thác thông tin về bí mật đời tư của người khác đã vô tình trở thành "mảnh đất màu mỡ" để người khác có thể trục lợi, gây ra hiệu ứng "truyền thông bẩn" để kiếm tiền bất chấp và có thể tạo ra những hệ lụy tiêu cực cho xã hội, tác động đến tâm lý, nhận thức và hành vi của các bạn trẻ.

"Trong các buổi phát trực tiếp trên mạng xã hội thì mọi người đều có thể theo dõi, tương tác. Một số nền tảng còn có hình thức tặng quà. Bản chất "tặng quà" trong các phiên livestream là tặng cho tài sản, trên cơ sở tự nguyện của người có tài sản và người nhận tài sản. Bởi vậy tặng quà bản chất là giao dịch dân sự tự nguyện giữa các bên, nếu đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về giao dịch dân sự có hiệu lực pháp luật là được. Pháp luật không hạn chế cũng không can thiệp vào việc giao dịch trong tình huống này. Tuy nhiên, nếu số lượng quà tặng lớn thì người được hưởng quà tặng có nghĩa vụ phải kê khai nộp thuế thu nhập theo quy định của pháp luật.

Trường hợp các buổi phát trực tiếp đó mà đưa ra những thông tin gian dối để người khác tin tưởng rồi chuyển tiền thì trong một số tình huống được xác định là hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Bởi vậy những người giao dịch trên không gian mạng mà chuyển tài sản cho người khác do bị lừa dối, do thông tin sai sự thật thì có quyền đòi lại tiền hoặc trình báo sự việc với cơ quan chức năng để được xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật. Còn trường hợp tặng cho tài sản vô điều kiện hoặc giao dịch giữa các bên là tự nguyện thì pháp luật không ngăn cấm", LS Đặng Văn Cường cho biết.

Khi được hỏi về vấn đề pháp luật hiện nay đã có đủ khung pháp lý để điều chỉnh các hoạt động truyền thông, livestream trên mạng xã hội? Theo TS.LS Đặng Văn Cường, đối với hoạt động livestream của các nền tảng số thì đã có quy định pháp luật quản lý, tuy nhiên đối với các tài khoản mạng xã hội thực hiện hoạt động livestream thì hiện nay pháp luật Việt Nam chưa có quy định cụ thể. Bởi vậy các cá nhân thực hiện các hành vi livestream trên mạng xã hội thì bị điều chỉnh bởi các quy định chung của pháp luật trong đó có luật an ninh mạng, nếu thực hiện hoạt động livestream để lừa đảo chiếm đoạt tài sản, xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác, đưa những thông tin bị cấm nên không gian mạng thì sẽ bị xử lý bằng các chế tài của pháp luật.

Dư luận đặt nghi vấn bê bối ViruSs - Pháo, Ngọc Kem là một vụ "truyền thông bẩn", lợi dụng tai tiếng để xây dựng thương hiệu.

Dư luận đặt nghi vấn bê bối ViruSs - Pháo, Ngọc Kem là một vụ "truyền thông bẩn", lợi dụng tai tiếng để xây dựng thương hiệu.

LS. Đặng Văn Cường cho rằng, hiện nay pháp luật chưa có khái niệm cụ thể về "truyền thông bẩn" nên cũng chưa có quy định và chế tài cụ thể về vấn đề này.

LS. Đặng Văn Cường cho rằng, hiện nay pháp luật chưa có khái niệm cụ thể về "truyền thông bẩn" nên cũng chưa có quy định và chế tài cụ thể về vấn đề này.

Cũng có một số ý kiến dư luận nghi vấn bê bối ViruSs - Pháo, Ngọc Kem là một vụ "truyền thông bẩn", lợi dụng tai tiếng để xây dựng thương hiệu. Đặt vấn đề rằng, nếu nghi vấn này là thật, các cá nhân liên quan trong vụ việc có thể bị xử lý như thế nào? LS. Đặng Văn Cường cho rằng, hiện nay pháp luật chưa có khái niệm cụ thể về "truyền thông bẩn" nên cũng chưa có quy định và chế tài cụ thể về vấn đề này.

"Các hoạt động "truyền thông bẩn" thường sẽ là hành vi vi phạm đạo đức xã hội, có thể sẽ có những thông tin sai sự thật, giả mạo, những hành vi bị cấm đưa lên không gian mạng và có thể có những hành vi trục lợi. Bởi vậy từ những sự kiện truyền thông bẩn mà cơ quan chức năng vào cuộc xác minh thì có thể phát hiện ra các sai phạm về sản phẩm hàng hóa dịch vụ không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng khi đưa ra thị trường, về những thông tin sai sự thật, bịa đặt, xuyên tạc, vu khống không hoặc những hành vi lợi dụng quyền tự do dân chủ để xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân. Bởi vậy những hành vi "truyền thông bẩn" không chỉ bị dư luận xã hội tẩy chay, lên án mà cơ quan chức năng cũng có thể sẽ vào cuộc xác minh làm rõ các hành vi vi phạm điều cấm của pháp luật, vi phạm an ninh mạng để có hình thức xử lý phù hợp với quy định của pháp luật.

Ngoài ra, tình trạng những người nổi tiếng nhờ công nghệ gây nhiễu loạn trên không gian mạng vẫn diễn biến phức tạp, bởi vậy đã đến lúc cần phải có những quy chuẩn, quy định, những biện pháp cứng rắn từ phía nhà nước, từ các cơ quan chức năng để kịp thời quản lý những người có sức ảnh hưởng trên không gian mạng để phát huy mặt tích cực của họ, hạn chế những tác động tiêu cực của những người này đối với các bạn trẻ", LS Cường cho biết thêm.

An Khánh

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/truyen-thong-ban-can-nhung-bien-phap-cung-ran-hon-de-ngan-chan-xu-ly-172250401113315106.htm