Từ chối nội soi vì sợ đau, ngã quỵ khi nhận kết quả từ bác sĩ
Gặp vấn đề về tiêu hóa nhưng từ chối nội soi vì sợ đau. Đến khi không thể chịu đựng người đàn ông này đành phải đến bệnh viện và nhận kết quả đau xót từ bác sĩ.
Từ tháng 8, Quang Du bị tiêu chảy liên tục, lúc đầu cứ nghĩ do mình bị đau bụng, uống thuốc thì đỡ nhưng vài ngày sau lại bắt đầu tái phát.
Đã gần 2 tháng, tình trạng tiêu chảy vẫn không được cải thiện. Tuần trước, Quang Du thấy có máu trong phân, vội vàng đến bệnh viện để kiểm tra.
Sau khi nghe mô tả về tình trạng của anh, bác sĩ đề nghị nội soi nhưng anh sợ đau, không muốn đưa ống nội soi vào ruột. Vì vậy, anh từ chối lời khuyên của bác sĩ và chỉ kê một số loại thuốc rồi về nhà.
Trì hoãn hết lần này đến lần khác, uống hết thuốc mà tình trạng bệnh vẫn không cải thiện, Quang Du buộc phải đến bệnh viện để nội soi.
Tuy nhiên, kết quả khiến mọi người bàng hoàng, anh được chẩn đoán mắc bệnh ung thư biểu mô tuyến ruột kết giai đoạn cuối và các tế bào ung thư đã di căn đến các hạch bạch huyết. Bác sĩ thở dài: “Quá muộn rồi, không chữa trị thì tế bào ung thư sẽ di căn khắp cơ thể…”
Tiêu chảy cũng có thể là tín hiệu của bệnh ung thư?
Tiêu chảy có thể được chia thành cấp tính và mãn tính. Về mặt lâm sàng, nếu tiêu chảy kéo dài hoặc lặp đi lặp lại trên 4 tuần thì có thể gọi là tiêu chảy cấp tính, còn nếu vượt quá 6 - 8 tuần thuộc loại tiêu chảy mãn tính, thường xuất hiện 3 - 4 lần/ ngày.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh tiêu chảy mãn tính, về mặt lâm sàng có thể chia đại khái thành 4 loại: bệnh dạ dày, bệnh đường ruột, bệnh gan mật và tuyến tụy. Tiêu chảy mãn tính có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư.
Ung thư ruột kết
Các triệu chứng phổ biến của ung thư ruột kết là số lần đi phân tăng lên và phân lỏng, khi bệnh tiến triển đến một mức độ nhất định sẽ xảy ra tình trạng tắc ruột một phần, có thể bị tiêu chảy và táo bón xen kẽ.
Do không có biểu hiện cụ thể rõ ràng nên người bệnh thường nhầm với bệnh tiêu chảy mãn tính hoặc viêm dạ dày ruột cấp tính nên bỏ qua. Phân có máu, mủ hoặc nhầy thường xảy ra khi vết loét, chảy máu và nhiễm trùng phát triển trên bề mặt của ung thư.
Ung thư dạ dày
Người bệnh chán ăn, chướng bụng, mệt mỏi, buồn nôn và nôn sau khi ăn, đồng thời tiêu chảy và đau bụng, đại tiện trên 3 lần trong ngày, phân loãng, hàm lượng nước trên 80%, hoặc có chất nhầy, đó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư dạ dày.
Nguyên nhân là do khối u dạ dày tiếp tục tiết ra một lượng lớn các yếu tố hoạt tính sinh học như gastrin, serotonin, kinin, histamin,… kích thích nhu động ruột và ảnh hưởng đến khả năng hấp thụ nước và điện giải của ruột, từ đó dẫn đến tiêu chảy.
Ung thư gan
Khoảng 1/4 trường hợp ung thư gan nguyên phát có biểu hiện đầu tiên là tiêu chảy, 1/3 bị tiêu chảy trong suốt quá trình của bệnh. Tiêu chảy có biểu hiện phân chủ yếu là phân lỏng màu vàng hoặc phân nhầy, số lần đi ngoài từ 3 đến 10 lần trong ngày, phần lớn là tiêu chảy ngắt quãng. Hầu hết đều có tiền sử và biểu hiện của bệnh viêm gan mãn tính và xơ gan.
Tiêu chảy liên quan đến ung thư gan nguyên phát thường được điều trị bằng kháng sinh, dai dẳng hoặc từng đợt.
Ung thư tuyến tụy
Một số bệnh nhân ung thư tuyến tụy bị tiêu chảy trong suốt quá trình của bệnh, có thể liên quan đến suy giảm chức năng ngoại tiết của tuyến tụy hoặc sự tắc nghẽn của đầu dưới của ống mật chủ và ống tụy do khối u, mật và dịch tụy không thể đi vào tá tràng.
Những người bị trướng thượng vị không rõ nguyên nhân, sụt cân, chán ăn, vàng da và tiêu chảy cần hết sức cảnh giác với khả năng bị ung thư tuyến tụy.
Quang Du đã trì hoãn việc phát hiện và điều trị ung thư vì chống lại phương pháp nội soi. Trên thực tế, nội soi đại tràng ở bệnh nhân tiêu chảy mãn tính hiện được công nhận là phương pháp an toàn và tiết kiệm chi phí nhất được lựa chọn. Ngoài ra, kiểm tra phân và xét nghiệm máu cũng là một trong những cơ sở quan trọng để đánh giá có cần thiết phải thực hiện nội soi để loại trừ khả năng ung thư hay không. Có thể nói, việc thăm khám có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc chẩn đoán nguyên nhân gây tiêu chảy mãn tính, đồng thời có thể trực tiếp làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
4 bất thường trên cơ thể đừng nghĩ là bệnh vặt
Nhiều bệnh ung thư xuất hiện ở giai đoạn đầu, ít nhiều có những dấu hiệu ban đầu chắc chắn. Ngoài tiêu chảy, những biểu hiện bất thường về cơ thể thường gặp sau đây đôi khi có thể che giấu tín hiệu ung thư, vì vậy bạn nên chú ý hơn.
Đau thắt lưng
Điều này đặc biệt đúng đối với những người bị đau cổ, vai và thắt lưng khó chữa. Nguyên nhân là do khi khối u ác tính di căn vào xương sẽ gây biến dạng xương hoặc chèn ép tủy sống, dẫn đến các cơn đau cơ học hoặc thần kinh dữ dội ở cổ, vai, thắt lưng, chân.
Ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt, ung thư đại trực tràng, ung thư thận, ung thư dạ dày và ung thư hệ thống sinh sản nữ đều dễ bị di căn xương và đau thắt lưng.
Tiểu ra máu
Tiểu ra máu là một trong những triệu chứng của bệnh ung thư hệ tiết niệu. Nó được đặc trưng bởi tiểu máu không đau. Khoảng 50% bệnh nhân ung thư biểu mô tế bào thận có tiểu máu toàn đợt nhiều lần, kèm theo đau thắt lưng bên bị tổn thương.
Khoảng 90% bệnh nhân ung thư bể thận có tiểu máu toàn đợt nhiều lần, kèm theo đau thắt lưng; Thường xuất hiện những dải máu cục mỏng, kèm theo những cơn đau thắt lưng dai dẳng là biểu hiện chính.
Giảm cân đột ngột
Do sự tăng sinh ác tính của tế bào ung thư, một lượng lớn chất dinh dưỡng bị tiêu hao dẫn đến cơ thể bị dị hóa nhanh, ngoài ra bệnh nhân ung thư thường bị suy giảm tiêu hóa và hấp thu dẫn đến sụt cân ngày càng nặng, đây thường là một biểu hiện quan trọng của bệnh ung thư giai đoạn đầu.
Thay đổi làn da
Da cũng biểu hiện khi một khối u phát triển trong các cơ quan nội tạng. Nguyên nhân chủ yếu là do khối u di căn đến da, hoặc khối u xâm nhập vào da.
Một nốt ruồi đột nhiên phát triển, ngứa ran có thể là dấu hiệu của khối u ác tính. Các vết sưng đỏ sẫm, không đau không rõ nguyên nhân hoặc vết loét khó lành trên da có thể là tín hiệu từ một khối u nguyên phát như ung thư vú hoặc ung thư gan. Những vùng da trên bề mặt cơ thể bị ngứa ngáy khó chịu cũng có thể do khối u ác tính gây ra.