Tự hại mình nếu luôn muốn chiều lòng người khác

Nếu không có lối ứng phó kịp thời, thói quen làm hài lòng mọi người dễ dàng bào mòn sức khỏe tinh thần lẫn thể chất của chúng ta.

 Luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của người khác có thể phát triển thành một thói quen bất lợi. Ảnh minh họa: Ketut Subiyanto/Pexels.

Luôn cố gắng đáp ứng nhu cầu của người khác có thể phát triển thành một thói quen bất lợi. Ảnh minh họa: Ketut Subiyanto/Pexels.

"People pleaser" là một từ ngữ phổ biến dùng để chỉ những người luôn cố gắng chiều theo ý muốn của người khác, thậm chí hy sinh cả thời gian và công sức của bản thân.

Theo Susan Newman, nhà tâm lý học xã hội, people pleaser thường là những người theo đuổi chủ nghĩa hoàn hảo. Theo đó, họ có thể luyện tập nói chuyện trước khi bắt đầu một cuộc gọi hay dành hàng giờ tìm kiếm đồ vật hợp gu.

Một số khác còn có xu hướng “nghiện” làm hài lòng người khác. Nguyên nhân là sự công nhận và chú ý từ hành động này khiến họ cảm thấy bản thân có ích và hữu dụng hơn.

Thực tế, quan tâm và tử tế với mọi người là một điều hoàn toàn bình thường. Song, luôn đặt chúng trước mong muốn của bản thân có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.

Dưới đây, Science of People liệt kê những mẹo hiệu quả giúp bạn khắc phục tâm lý của một people pleaser và hình thành những hành vi lành mạnh hơn.

Bạn không nhất thiết phải đồng ý mọi lời nhờ vả. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels.

Bạn không nhất thiết phải đồng ý mọi lời nhờ vả. Ảnh minh họa: Mikhail Nilov/Pexels.

Hẹn trả lời sau

Từ chối yêu cầu của người khác thực chất không dễ dàng. Đối với people pleaser, điều này còn có phần khó khăn hơn.

“Được thôi”, “Chắc chắn rồi” hay “OK” có thể xem là một số kiểu phản hồi đặc trưng của tuýp người này. Thậm chí, chúng có thể trở thành một kiểu phản xạ mặc định.

Như vậy, đối với những người thường xuyên chiều lòng người khác, ngừng đưa ra câu trả lời ngay lập tức là thiết yếu.

Bạn hãy thử đặt ra quy tắc mỗi khi được nhờ vả, phản hồi của bạn sẽ là: “Tôi sẽ trả lời bạn sau nhé”.

Bạn có thể bổ sung thêm lý do bận việc cụ thể nào đó để câu thêm thời gian suy nghĩ cho bản thân. Cách này giúp bạn cân nhắc yêu cầu đối phương một cách cẩn trọng hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể từ chối họ qua email hoặc tin nhắn, vốn dễ dàng hơn nhiều so với trực tiếp nói "không".

Để hạn chế hành vi people-pleasing, bạn cần suy xét thấu đáo quyết định của mình. Ảnh minh họa: KoolShooters/Pexels.

Để hạn chế hành vi people-pleasing, bạn cần suy xét thấu đáo quyết định của mình. Ảnh minh họa: KoolShooters/Pexels.

Trì hoãn

50-100 mili giây là tất cả thời gian bạn cần để có thể đưa ra quyết định sáng suốt, theo một nghiên cứu vào năm 2014 của Đại học Columbia.

Nghiên cứu có tiêu đề “Humans optimize decision-making by delaying decision onset” (tạm dịch: Trì hoãn để tối ưu hóa việc đưa ra quyết định).

Nói cách khác, bộ não con người chỉ cần 50-100 mili giây để tập trung vào những điều thực sự quan trọng và loại bỏ những thông tin thừa thãi.

Như vậy, những người có tần suất thỏa hiệp để giúp đỡ người khác vượt ngưỡng bình thường sẽ cần suy nghĩ lâu hơn trước khi đưa ra bất kỳ quyết định làm việc nào.

Thêm vào đó, bạn không cần quá mức lo lắng về khoảng im lặng khi suy nghĩ. Đây là một kiểu tương tác xã hội hoàn toàn bình thường. Thậm chí, cân nhắc vấn đề kỹ càng có thể giúp bạn trông tự tin và mạnh mẽ hơn.

Bạn có thể lựa chọn xử lý cách khác thay vì chấp nhận yêu cầu của người khác ngay lập tức. Ảnh minh họa: Anete Lusina/Pexels.

Bạn có thể lựa chọn xử lý cách khác thay vì chấp nhận yêu cầu của người khác ngay lập tức. Ảnh minh họa: Anete Lusina/Pexels.

Đưa giải pháp thay thế

Đôi khi, bạn khó có thể từ chối yêu cầu của đối phương một cách thẳng thừng. Thay vào đó, bạn hãy cân nhắc những kiểu từ chối nhỏ nhặt nhưng khéo léo hơn.

Phản hồi qua tin nhắn hay email thường dễ nhất vì bạn sẽ có thêm thời gian suy xét quyết định của mình. Bên cạnh đó, bạn hoàn toàn có thể đề xuất những giải pháp khác mà vẫn vừa lòng cả hai.

Chẳng hạn, nếu được bạn cũ mời dự tiệc, bạn có thể trả lời: “Mình sẽ cố gắng tham gia nhưng có thể sẽ tới muộn nhé!”. Hay khi nhân viên tiếp thị đến nhà, hỏi số điện thoại của họ và liên hệ lại sau là một giải pháp sau.

 People-pleasers dễ dàng thỏa hiệp để làm hài lòng mọi người. Ảnh minh họa: cottonbro studio/Pexels.

People-pleasers dễ dàng thỏa hiệp để làm hài lòng mọi người. Ảnh minh họa: cottonbro studio/Pexels.

Từ chối đúng cách

Sai lầm lớn nhất mà people pleaser có thể mắc phải không thực sự nằm ở việc họ có từ chối hay không, mà là cách họ nói “không”.

Nếu sử dụng mẫu câu “Tôi không thể…”, khả năng cao bạn sẽ bị đối phương vồ vập với những câu hỏi tại sao đi quá giới hạn.

Một nghiên cứu năm 2012 được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Người tiêu dùng cho hay việc nói “Tôi không… ” thay vì “Tôi không thể… ” cho phép bạn thoát khỏi những yêu cầu không mong muốn một cách dễ dàng hơn.

Cách phản hồi này giúp thiết lập ranh giới rõ ràng cũng như làm bạn trông tự tin và dứt khoát trong lời nói hơn. Mặt khác, những người trả lời “Tôi không thể… ” có vẻ như đang viện cớ khiến đối phương dễ dàng “nắm thóp”.

 Lập mục tiêu tường minh giúp people pleaser tránh được những việc làm thừa thãi. Ảnh minh họa: Anete Lusina/Pexels.

Lập mục tiêu tường minh giúp people pleaser tránh được những việc làm thừa thãi. Ảnh minh họa: Anete Lusina/Pexels.

Vạch mục tiêu rõ ràng

Việc từ chối sẽ suôn sẻ hơn nếu bạn hiểu rõ mục tiêu sống cũng như những điều bạn đồng ý tiếp nhận.

Bạn có thể tham khảo những câu hỏi sau mỗi khi xu hướng làm hài lòng người khác “trỗi dậy”. Chúng sẽ giúp bạn tập trung suy nghĩ để có được hướng đi có lợi nhất cho bản thân.

Bạn muốn trở thành ai trong 5 năm tới?
Hiện tại, bạn đang làm những gì để đạt được điều đó?
Bạn sẽ sẵn sàng dành thời gian cho những điều gì?
Bạn sẽ đồng ý tiếp nhận những công việc như thế nào?

 Loại bỏ những người bạn tiêu cực sẽ giúp tâm lý bạn trở nên lành mạnh hơn. Ảnh minh họa: cottonbro studio/Pexels.

Loại bỏ những người bạn tiêu cực sẽ giúp tâm lý bạn trở nên lành mạnh hơn. Ảnh minh họa: cottonbro studio/Pexels.

Rời xa những người độc hại

Nếu một người liên tục nhờ bạn làm những công việc tiêu tốn vô số công sức và thời gian, đây rất có thể là dấu hiệu của một người bạn độc hại.

Thực tế, tuýp người này không hiếm và thậm chí bạn sẽ có thể gặp lại họ nhiều lần xuyên suốt cuộc đời.

Đối với people pleaser, hạn chế tiếp xúc với kiểu bạn này là thiết yếu. Điều này giúp họ giảm thiểu hành vi chiều lòng người khác một cách hiệu quả.

 Luôn miệng xin lỗi có thể phản tác dụng. Ảnh minh họa: Cup of Couple/Pexels.

Luôn miệng xin lỗi có thể phản tác dụng. Ảnh minh họa: Cup of Couple/Pexels.

Xin lỗi đúng cách

Nếu là một people pleaser, “xin lỗi” rất có thể là câu cửa miệng của bạn. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy để lời xin lỗi của mình có ý nghĩa và sức nặng.

Bạn không cần phải cảm thấy tồi tệ khi ưu tiên nhu cầu của chính mình. Hãy thử hỏi bản thân rằng nếu không làm như thế thì ai sẽ lo lắng thay cho bạn?

Tìm kiếm sự công nhận từ bản thân là thiết yếu đối với những people pleaser. Ảnh minh họa: Miriam Alonso/Pexels.

Tìm kiếm sự công nhận từ bản thân là thiết yếu đối với những people pleaser. Ảnh minh họa: Miriam Alonso/Pexels.

Sự công nhận từ bản thân

Một trong những cách hữu ích nhất để ứng phó hành vi people-pleasing là xây dựng danh sách những điều khiến bạn cảm thấy vui vẻ.

Nói cách khác, nếu tự mình tìm được hạnh phúc, bạn sẽ không cần tìm đến sự công nhận của người khác thông qua việc liên tục làm hài lòng họ.

Dưới đây là một số gợi ý việc làm đáng tham khảo từ Science of People.

Theo đuổi những việc làm gây hứng thú cho bản thân
Làm quen với những người làm bạn cảm thấy mình tốt đẹp mà không cần phải chiều lòng họ
Tận hưởng những điều làm bạn vui mà không cảm thấy tự ti hay tội lỗi.

Thiên Trang

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/tu-hai-minh-neu-luon-muon-chieu-long-nguoi-khac-post1405510.html