Từ Ngũ cú thuyết trong kinh Trung A-hàm đến Năm thể tài trong kinh điển Bà-la-môn

Kinh Trung A-hàm được dịch sang Hán đầu tiên vàoniênhiệu Kiến Nguyên năm thứ mười chín (383) do một nhóm các vị Tăng nhân người Ấn Độ nói chung thực hiện. Theo CaoTăng truyện quyển thứ nhất, bản kinh Trung A-hàm đầu tiên do ngàiTăng-già-bạt-trừng (僧伽跋澄) tuyên đọc Phạn văn, ngàiĐàm-ma-nan-đề (曇摩難提) viết ra chữ Phạn1.

Vào năm sau (384), Thái thú Vũ Oai Triệu Chánh (武威太守趙正) lại cầu thỉnh ngài Đàm-ma-nan-đề dịch Trung A-hàm.Bản dịch Trung A-hàm này phần lớn đã thất lạc và chỉ còn vài phiến đoạntrong Đại tạng kinh chữ Hán. Do vì bản dịch đầu tiên này còn nhiều điều cần bổchính, nên hơn mười năm sau, vào niên hiệu Long An thứ hai (398)2, bản kinh Trung A-hàm lại được trùngdịch. Lúc này, ngài Tăng-già-đề-bà (僧伽提婆) tự mình tuyên đọc Phạn văn rồi dịch sang chữ Hán3. Đây là bản 61 quyển hiện được thu lục vào Đạitạng kinh Đại chánh tân tu mang số hiệu T0026, là để bàn của các bản dịchthuật ngữ tiếng Việt kinh Trung A-hàm.

Dẫn xuất như vậy để thấy rằng, để bản Trung A-hàmđược kế thừa từ những nguồn khác nhau, chúng vừa được giữ gìn theo trí nhớ, vưàđược ghi lại từ trí nhớ và tổng hợp cả hai yếu tố nêu trên. Và do vậy, trongtoàn bộ nội dung kinh Trung A-hàm, đã xuất hiện nhiều cú ngữ đặc thù, côđộng đến mức khó có thể lý giải trọn vẹn. Ngũ cú thuyết (五句說) là một trường hợp như vậy.

Ngũ cú thuyết trong kinh Trung A-hàm

Thành cú Ngũ cú thuyết (五句說) có nguyên tác như sau:

Nhân, duyên, chánh, văn và hý, gọi là Ngũ cú thuyết. (因, 緣, 正, 文,戲五句說).

Trong kinh Trung A-hàm, Ngũ cú thuyết xuấthiện trong một số bản kinh sau:

- Kinh Tỳ-bà-lăng-kỳ (鞞婆陵耆), số 63.

- Kinh Phạm-chí A-nhiếp-hòa(梵志阿攝惒), số 151.

- Kinh Đầu-na (頭那) số 158.

- Kinh A-lan-na (阿蘭那), số 160.

- Kinh Phạm-ma(梵摩), số 161.

Tuy chỉ xuất hiệnở năm bản kinh trong toàn bộ 222 kinh Trung A-hàm, thế nhưng nếu như chỉcăn cứ vào nghĩa của từng chữ thì không thể lý giải đầy đủ nghĩa của Ngũ cúthuyết này. Do vậy, nhằm góp phần giải mã tồn nghi nêu trên, chúng tôi sẽ lầnlượt tham chiếu Ngũ cú thuyết hoặc tên gọi tương đương trong hai nguồnkinh điển chủ yếu, từ Hán tạng cho đến Nikāya.

Ngũ cú thuyết trong kinh văn Hán tạng

Có hai nguồn thư tịch quan trongtrong kinh văn Hán tạng đề cập đến Ngũ cú thuyết nhưng được định danh vơítên gọi khác nhau.

- Thứ nhất, theo kinh TạpA-hàm, số 886, gọi là Ngũ chủng ký (五種記). Kinh ghi:

Bấy giờ, Thế Tôn bảo Bà-la-môn:

- Thế nào gọi là ba minh của Bà-la-môn?

Bà-la-môn bạch Phật rằng:

- Thưa Cù-đàm, cha mẹ Bà-la-môn đều thuần chủng, không cócác tì vết, cha mẹ bảy đời truyền nối mà không bị người chê bai, cha truyền connối, luôn làm sư trưởng, biện tài đầy đủ; đọc tụng các kinh điển, định danh tựvạn vật, tính sai khác của vạn vật; phép tắc chữ nghĩa và lịch sử xưa nay, nămpháp thức này đều phải thông đạt và dung sắc đoan chánh. Thưa Cù-đàm, đó gọi làba minh của Bà-la-môn.

Nguyên tác:

爾時,世尊告婆羅門言:云何名為婆羅門三明?

婆羅門白佛言:‘瞿曇!婆羅門父母具相,無諸瑕穢,父母七世相承,無諸譏論,世世相承,常為師長,辯才具足;誦諸經典、物類名字、萬物差品、字類分合、歷世本末,此五種記,悉皆通達,容色端正。是名,瞿曇!婆羅門三明.4

Như vậy, Ngũ chủng ký (五種記) theo kinh Tạp A-hàm là một trong những tiêu chuẩn quan trọng đểhợp thành ba minh của Bà-la-môn. Ở đây, năm pháp thức đó là: đọc tụng các kinhđiển, định danh tự vạn vật, tính sai khác của vạn vật; phép tắc của chữ nghĩavà lịch sử xưa nay.

- Thứ hai, theo kinh Phật thuyết Bạch Y Kim Tràng nhịBà-la-môn duyên khởi (佛說白衣金幢二婆羅門緣起經)gọi là Ngũ chủng ký luận (五種記論). Kinh ghi:

Lúc ấy Thế Tôn bảo hai vị Bà-la-môn Bạch Y và Kim Tràng:

- Các ông nên biết! NhữngBà-la-môn tự cho rằng mình thông đạt ba minh nên xưng là chủng tộc tối thượng,dòng họ thanh tịnh, giữ lửa thờ trời, được sanh trong dòng tộc ưu thắng, cha mẹđều thanh tịnh, dòng dõi thuần lương cho đến bảy đời, cha mẹ thanh cao, tônquý; chủng tộc thù thắng, không tạo tội lỗi, không bị phỉ báng. Được như vậy đêùnhờ chủng tộc thanh tịnh. Hơn nữa, phải thông suốt tường tận năm loại ký luận,bao gồm:

1. Các lý luận căn bản4 và pháp rốt ráo của ba bộ Vệ-đà5.

2. Định danh các vật.

3. Cai-tra-bà-na (該吒婆那).

4. Văn tự, câu cú và chương tiết.

5. Ngôn ngữ kỳ diệu của hý tiếu.

Nguyên tác

爾時,世尊告白衣金幢二婆羅門言:‘汝等當知,諸婆羅門,自謂了達三明,名稱上族,種姓清淨,從事火天勝族中生,父淨母淨,善生善種,乃至七世,父母尊高,種族殊勝,無罪無謗,是等皆因種姓淨故.又謂洞達明了五種記論,一本母法等究竟三明,二諸物定名,三該吒婆那,四文字章句,五戲笑妙言6.

Trong Ngũ chủng ký luận(五種記論) của bảnkinh này có cụm từ Cai-tra-bà-na (該吒婆那) được phiên âm từ chữ Phạn nên không hiểu đó là gì. Điêùnày, sau khi tham chiếu các nguồn thư tịch ở Nikāya, chúng tôi sẽ trở lại vấn đềnày.

Ngũ cú thuyếttrong kinh tạngNikāya

Trong kinh tạngNikāya, Ngũ cú thuyết được gọi là Năm thể tài (pañcamānaṃ). Cú ngữ này xuấthiện rải rác trong cả ba bộ Nikāya. Để tiện theo dõi, chúng tôi lần lượt dẫn lạikinh văn, các đoạn trích dịch sau đều do HT.Thích Minh Châu dịch.

1-Kinh Trường bộ, kinh Chủng Đức (D.4)

Lại Tôn giả Sonadanda là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tậpVeda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống làthứ năm, thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về Thuận thế (tự nhiên học)và tướng của vị đại nhân.

2-Kinh Trung bộ, kinh Brahmāyu (M.91)

Như vầy tôi nghe.

Một thời Thế Tôn du hành ở Videha, cùng với đại chúngTỷ-kheo khoảng năm trăm vị.

Lúc bấy giờ, Bà-la-môn Brahmayu trú tại Mithila(Di-tát-la) già yếu, niên cao, lạp lớn, đã đến tuổi trưởng thượng, đã gần mãncuộc đời, tuổi đã đến một trăm hai mươi, một vị đọc tụng Thánh điển, chấp trìchú thuật, tinh thông ba tập Veda, với từ vựng, lễ nghi, ngữ nguyên và thứ nămlà các cổ truyện, thông hiểu từ ngữ và văn phạm, thâm hiểu Thuận thế luận và Ðạinhân tướng.

3-Kinh Tăng chi bộ

Ở đây, thưa Tôngiả Gotama, vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu và phụ hệ, huyết thống thanh tịnhcho đến bảy đời tổ phụ, không bị một vết nhơ nào, không bị một gièm pha nào vềvấn đề huyết thống thọ sanh, nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tậpVeda với danh nghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và các cổ truyện là thứ năm,thông hiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế (tự nhiên học) và tướngcủa các vị đại nhân. Như vậy, thưa Tôn giả Gotama, các vị Bà-la-môn diễn tả baminh các vị Bà-la-môn.(A.3.58).

Thưa Tôn giả Gotama, nếu có ai nói một cách chân chánh, vị ấy phải nói rằng:“Vị Bà-la-môn thiện sanh cả từ mẫu hệ và phụ hệ, huyết thống thanh tịnh cho đếnbảy đời tổ phụ, không một vết nhơ nào, một gièm pha nào về vấn đề huyết thốngthọ sanh; là nhà phúng tụng, nhà trì chú, thông hiểu ba tập Vedà với danhnghĩa, lễ nghi, ngữ nguyên, chú giải và lịch sử truyền thống là thứ năm, thônghiểu ngữ pháp và văn phạm, biện tài về thuận thế (tự nhiên học) và tướng của vịÐại nhân. (A.5. 192)

Nguyên tác của Năm thể tài (pañcamānaṃ)

Như vậy, trong ba bộ Nikāya vừa dẫn ở trên, Năm thểtài (pañcamānaṃ) trong bản dịch Việt gần như giống nhau tuyệt đối, chỉ khác biệt ở một vàitừ đồng nghĩa. Cơ sở của sự giống nhau đó dựa trên cú ngữ Pāli:

sanighaṇdụketụbhānaṃ sākkharappabhedānaṃ itihāsapañcamānaṃ

Ở đây:

sanighaṇḍu: từ vựng,ngữ vựng.

keubhāna: nghi quỹ, nghi thức.

sākkhara: âm vị học,ngữ nguyên.

pabhedāna: phântích ngữ âm, chú giải.

itihāsa: cổ truyện,sử truyện.

Năm thể tài này được áp dụng nhuần nhuyễn trên ba bộ Vệ-đà (tiṇnạṃ vedānaṃ pāragū). Nóicách khác, muốn tiếp cận nghiên cứu, tụng đọc và giảng thuyết ba bộ Vệ-đàtheo quan điểm của Bà-la-môn là phải am tường Năm thể tài (pañcamānaṃ) cơ bản này.

Đây là cơ sở tham chiếu quan trọng để lý giải một vài trường hợp chưa rõnghĩa trong một số bản kinh chữ Hán, mà cụ thể ở đây là Ngũ cú thuyết (五句說) trong kinh TrungA-hàm.

Đối chiếu Năm thể tài (pañcamānaṃ) trong Nikāya và các cú ngữ tương đương trong kinh văn Hán tạng

1- KinhTạp A-hàm

Theo kinh Tạp A-hàm, Ngũ chủng ký (五種記) bao gồm:

a) Đọc tụng các kinh điển, định danh tự vạn vật, phẩmtính sai khác của vạn vật; phép tắc chữ nghĩa và lịch sử xưa nay.

(誦諸經典、物類名字、萬物差品、字類分合、歷世本末,此五種記).

So sánh:

Đọc tụng các kinh điển, (誦諸經典),tương đồng với từ vựng,ngữ vựng (sanighaṇdụ),cần phải thông thuộctrong ba bộ Vệ-đà (tiṇnạṃ vedānaṃ pāragū).

b) Định danh tự vạn vật (物類名字), tương đồng với nghi quỹ,nghi thức (ketụbhānaṃ).

c) Phẩm tính sai khác của vạn vật (萬物差品), tương đồng với âm vị học, ngữ nguyên (sākkhara).

d) Phép tắc chữ nghĩa (字類分合) tương đồng vớiphântích ngữ âm, chú giải (pabhedāna).

e) Lịch sử xưa nay (歷世本末) tương đồng với cổ truyện, sửtruyện (itihāsa).

2- Kinh Phật thuyết Bạch Y Kim Tràng nhịBà-la-môn duyên khởi (佛說白衣金幢二婆羅門緣起經)

Trong bản kinh này, gọi là Ngũ chủng lý luận (五種記論), bao gồm:

1. Các lý luận căn bản và pháp rốt ráo của ba bộ Vệ-đà.

2. Định danh các vật

3. Cai-tra-bà-na (該吒婆那)

4. Văn tự, câu cú và chương tiết.

5. Ngôn ngữ kỳ diệu của hý tiếu.

So sánh:

1- Các lý luận căn bản và pháp rốt ráo của ba bộ Vệ-đà(一本母法等究竟三明) tương đồng với từ vựng,ngữvựng (sanighaṇdụ), cầnphải thông thuộc trong ba bộ Vệ-đà (tiṇnạṃ vedānaṃ pāragū).

2- Định danh các vật (諸物定名) tương đồng với âm vị học, ngữnguyên (sākkhara).

3- Cai-tra-bà-na (該吒婆那). Cụm từ này là được phiên âm từ Phạn ngữ. Theo chúng tôi, đó là sựphiên âm từ chữ ketụbhānaṃ,tức lànghi quỹ, nghi thức.

4- Văn tự, câu cú và chương tiết (文字章句) tương đương vớiphân tíchngữ âm, chú giải (pabhedāna).

5- Ngôn ngữ kỳ diệu của hý tiếu (戲笑妙言). Cần lưu ý rằng, lịch sử của Ấn Độ cổ đại nói chung được thể hiện dươídạng trường ca, tán ca. Trường ca là một thể loại văn chương gắn liền với hýkhúc. Do vậy, yếu tố thứ năm này tương đồng với cổ truyện, sử truyện (itihāsa).

3-Kinh Trung A-hàm

Trong kinh Trung A-hàm, thành cú Ngũ cú thuyết(五句說), gồm:

Nhân, duyên, chánh, văn và hý. (因, 緣, 正, 文,戲).

So sánh

1- Nhân (因): là căn nguyên, là những lý luận căn bản của kinh điển Vệ-đà.Tương tự như cụm từ bổn mẫu pháp (本母法)của kinh Phật thuyết Bạch Y Kim Tràng nhị Bà-la-môn duyên khởi vưàdẫn ở trên. Như vậy, nhân (因) tương đương với từ vựng,ngữ vựng (sanighaṇdụ), cần phải thông thuộc trong ba bộ Vệ-đà(tiṇnạṃ vedānaṃ pāragū).

2- Duyên (緣): theo từ nguyên, là yếu tố phụ nhưng có tác dụng bổ trợ hoặc làm cho đẹpthêm, khác biệt thêm. Đơn cử như câu: áo thuần lụa trắng, quần không viềnlai (常衣大練,裙不加緣)7. Cụ thể hơn, trong Đại ĐườngTây Vức ký, ngài Huyền Tráng ghi: Về quy cách ba y, bộ phái vâng giữkhông đồng, hoặc đường biên rộng, hẹp; hoặc đường viền, nhỏ, to. (三衣裁製,部埶不同,或緣有寬狹,或葉有小大)8. Như vậy, duyên (緣) ở đây mang nghĩa phân tích, chú giải(pabhedāna).

3- Chánh (正): Ngoài những nghĩa thông thường, chữ chánh (正) ở đây còn mang nghĩa là tiêuchuẩn, chuẩn tắc (標准,准則). Ở nghĩa này sẽ tương đồng với chữ ketụbhānaṃ, tức là nghi quỹ, nghi thức.

4- Văn (文): có nghĩa câu, chữ văn chương (文辭,詞句). Ở nghĩa này, Văn (文) hoàn toàn tương đồng với sākkhara,tức ngữ nguyên.

5- Hý (戲): tức hý kịch (戲劇), nghĩa là diễn lại sự tích cũ, gọi là vở kịch, vở tuồng. Ở nghĩa này,Hý (戲) tương đồng với chữ itihāsa, nghĩa là cổ truyện, sử truyện.

Nhận định vàđề xuất

Như vậy, Ngũ cú thuyết (五句說) trong kinh Trung A-hàm là năm thể tài (pañcamānaṃ)mà một vị Bà-la-môn cần phải tinh thông mới được gọilà Bà-la-môn thông đạt tam minh. Do ảnh hưởng từ nhiều yếu tố, thế nên khi dịchsang Hán ngữ thì năm thể tài này được diễn đạt khác nhau, tùy theo từng bộkinh, tùy theo kiến thức, quan điểm của từng nhà phiên dịch.

Ở đây, từ những đối chiếu và phân tích ở trên, thànhcú Ngũ cú thuyết (五句說) trong kinh Trung A-hàmbao gồm: nhân, duyên, chánh, văn và hý. (因,緣,正,文,戲), chúng tôi kính đề nghịchuyển dịch là:

Căn nguyên, chú giải, nghi quỹ, văn chương và cổ sử.

Chúc Phú

___________________________

(1) 大正新脩大藏經第 50 冊 No. 2059《高僧傳》,卷第一. Nguyên văn:跋證口誦經本。T50n2059_p0328b08║外國沙門曇摩難提筆受為梵文.

(2) 大正新脩大藏經第 55 冊 No. 2145《出三藏記集》,卷第二.

(3) 大正新脩大藏經第 50 冊 No. 2059《高僧傳》,卷第一. Nguyên văn: 提婆乃於般若臺。T50n2059_p0329a12║手執梵文口宣晉語.

(4) 大正新脩大藏經第 2 冊 No. 99. 雜阿含經, 卷第三十一.

(5) 大正新脩大藏經第 54 冊 No. 2131 翻譯名義集, 四: 梵語摩怛理迦。此云本母. 本母能生妙T54n2131_p1110c23║慧. 妙慧因論而生.故展轉翻為論也. Tham chiếu, Hiển dương Thánh giáo, quyển 12: hết thảy sách vở, toánthuật, văn thơ và luận lý đều xuất phát từ bổn mẫu (世間一切書算詩論皆有本T31n1602_p0538c24║母).

(6) Nguyên tác tam minh (三明). Một cách gọi khác chỉ cho ba bộ Vệ-đà.

(7) 大正新脩大藏經第 1 冊 No. 10, 白衣金幢二婆羅門緣起經, 卷上.

(8) 後漢書,皇后紀上, 明德馬皇后.

(9) 大正新脩大藏經第 51 冊 No. 2087 大唐西域記,卷第二.

Nguồn Giác ngộ: https://giacngo.vn//nguyetsan/tulieu/2019/09/19/7af2c3/