Từ tên lửa P-500 đến Zircon và nỗi ám ảnh của hải quân phương Tây

Trong lịch sử phát triển vũ khí hải quân, Liên Xô/Nga luôn đi đầu thế giới trong phát triển các loại tên lửa chống hạm và có không ít loại vũ khí, đã từng khiến phương Tây phải lo sợ đến tột cùng.

Không giống như Hải quân Mỹ, trong Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô chủ yếu dựa vào các tên lửa chống hạm cực lớn khác nhau, để duy trì sự cân bằng chiến lược với Hải quân Mỹ. Những tên lửa chống hạng nặng tiên tiến, với hiệu suất cực mạnh, và một phần đáng kể các tên lửa này, không hề bị lạc hậu cho đến tận ngày nay.

Không giống như Hải quân Mỹ, trong Chiến tranh Lạnh, Hải quân Liên Xô chủ yếu dựa vào các tên lửa chống hạm cực lớn khác nhau, để duy trì sự cân bằng chiến lược với Hải quân Mỹ. Những tên lửa chống hạng nặng tiên tiến, với hiệu suất cực mạnh, và một phần đáng kể các tên lửa này, không hề bị lạc hậu cho đến tận ngày nay.

Khi Chiến tranh Lạnh nổ ra, Hải quân Mỹ có lợi thế hơn hẳn hải quân Liên Xô. Vào thời điểm đó, Hải quân Mỹ có hơn 100 tàu sân bay (tàu sân bay và tàu sân bay hộ tống) và hàng nghìn máy bay hoạt động trên tàu sân bay; đủ sức tấn công bất kỳ quốc gia ven biển nào trên thế giới.

Khi Chiến tranh Lạnh nổ ra, Hải quân Mỹ có lợi thế hơn hẳn hải quân Liên Xô. Vào thời điểm đó, Hải quân Mỹ có hơn 100 tàu sân bay (tàu sân bay và tàu sân bay hộ tống) và hàng nghìn máy bay hoạt động trên tàu sân bay; đủ sức tấn công bất kỳ quốc gia ven biển nào trên thế giới.

Do vậy Hải quân Liên Xô không thể cạnh tranh với Hải quân Mỹ về trọng tải và số lượng; đặc biệt là do Liên Xô chưa được trang bị tàu sân bay, nên một khi hạm đội của họ tách khỏi vòng bảo vệ của không quân trên bờ, nó sẽ trở thành mục tiêu của biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

Do vậy Hải quân Liên Xô không thể cạnh tranh với Hải quân Mỹ về trọng tải và số lượng; đặc biệt là do Liên Xô chưa được trang bị tàu sân bay, nên một khi hạm đội của họ tách khỏi vòng bảo vệ của không quân trên bờ, nó sẽ trở thành mục tiêu của biên đội tàu sân bay của Hải quân Mỹ.

Khi đối mặt với hạm đội tấn công viễn dương của Hải quân Mỹ, với tàu sân bay và tiên kích hạm làm nòng cốt, lực lượng Hải quân Liên Xô chỉ có thể tìm một cách khác, sử dụng các công nghệ khác nhau thu được từ Đức quốc xã, để phát triển vũ khí mới và dựa vào các phương pháp "phi đối xứng", để giành thế cân bằng chiến lược với Hải quân Mỹ.

Khi đối mặt với hạm đội tấn công viễn dương của Hải quân Mỹ, với tàu sân bay và tiên kích hạm làm nòng cốt, lực lượng Hải quân Liên Xô chỉ có thể tìm một cách khác, sử dụng các công nghệ khác nhau thu được từ Đức quốc xã, để phát triển vũ khí mới và dựa vào các phương pháp "phi đối xứng", để giành thế cân bằng chiến lược với Hải quân Mỹ.

Loại vũ khí mới này chính là tên lửa chống hạm, tên lửa chống hạm có tầm bắn xa, phản ứng nhanh, có thể tự động dẫn đến mục tiêu, độ chính xác trúng đích cao, quả thực là “vũ khí thần kỳ”, có thể xuyên thủng hàng phòng ngự của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.

Loại vũ khí mới này chính là tên lửa chống hạm, tên lửa chống hạm có tầm bắn xa, phản ứng nhanh, có thể tự động dẫn đến mục tiêu, độ chính xác trúng đích cao, quả thực là “vũ khí thần kỳ”, có thể xuyên thủng hàng phòng ngự của nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.

Loại tên lửa chống hạm đầu tiên của Liên Xô chính là SS-N-1 và SS-N-2, dựa trên công nghệ và ý tưởng thiết kế của tên lửa hành trình V-1 của Đức. Mặc dù tầm bắn hiệu quả chỉ khoảng 80 km và không thể được coi là tiên tiến theo quan điểm của ngày nay, nhưng trong những năm 1950 và 1960, khả năng tự tấn công mục tiêu ở khoảng cách 80 km, đã là một thành tựu đáng kể.

Loại tên lửa chống hạm đầu tiên của Liên Xô chính là SS-N-1 và SS-N-2, dựa trên công nghệ và ý tưởng thiết kế của tên lửa hành trình V-1 của Đức. Mặc dù tầm bắn hiệu quả chỉ khoảng 80 km và không thể được coi là tiên tiến theo quan điểm của ngày nay, nhưng trong những năm 1950 và 1960, khả năng tự tấn công mục tiêu ở khoảng cách 80 km, đã là một thành tựu đáng kể.

Vì vậy, ngay khi tên lửa chống hạm SS-N-1 ra mắt, nó đã lập tức thu hút sự chú ý của lãnh đạo cấp cao Liên Xô; vì lý do này, Hải quân Liên Xô đã nâng cấp đặc biệt và cải tiến một nhóm pháo hạm, để mang tên lửa chống hạm SS-N-1 và đặt tên cho chúng là "tàu tên lửa" và sử dụng nó như một "sát thủ", chống lại nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.

Vì vậy, ngay khi tên lửa chống hạm SS-N-1 ra mắt, nó đã lập tức thu hút sự chú ý của lãnh đạo cấp cao Liên Xô; vì lý do này, Hải quân Liên Xô đã nâng cấp đặc biệt và cải tiến một nhóm pháo hạm, để mang tên lửa chống hạm SS-N-1 và đặt tên cho chúng là "tàu tên lửa" và sử dụng nó như một "sát thủ", chống lại nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ.

Tuy nhiên, tên lửa SS-N-1 quá cồng kềnh, các tàu tên lửa dẫn đường cỡ lớn như lớp Krupny và lớp Kildin, được nâng cấp từ tàu khu trục Type 56, chỉ được trang bị một hoặc hai bệ phóng tên lửa. Nó có khả năng nạp đạn, nhưng chỉ có thể phóng 1 đến 2 tên lửa SS-N-1 cùng một lúc, hỏa lực như vậy quả thực quá yếu.

Tuy nhiên, tên lửa SS-N-1 quá cồng kềnh, các tàu tên lửa dẫn đường cỡ lớn như lớp Krupny và lớp Kildin, được nâng cấp từ tàu khu trục Type 56, chỉ được trang bị một hoặc hai bệ phóng tên lửa. Nó có khả năng nạp đạn, nhưng chỉ có thể phóng 1 đến 2 tên lửa SS-N-1 cùng một lúc, hỏa lực như vậy quả thực quá yếu.

Vì lý do này, Hải quân Liên Xô đã nhanh chóng phát triển tên lửa chống hạm P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2 Styx) dựa trên SS-N-1. Hơn nữa, Liên Xô cũng đã bắt đầu loại bỏ các ống phóng ngư lôi khỏi các tàu phóng lôi ban đầu và nâng cấp chúng thành các tàu tên lửa.

Vì lý do này, Hải quân Liên Xô đã nhanh chóng phát triển tên lửa chống hạm P-15 Termit (NATO định danh là SS-N-2 Styx) dựa trên SS-N-1. Hơn nữa, Liên Xô cũng đã bắt đầu loại bỏ các ống phóng ngư lôi khỏi các tàu phóng lôi ban đầu và nâng cấp chúng thành các tàu tên lửa.

Trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ ba năm 1967, mặc dù lục quân và không quân Ai Cập bị Israel đánh bại, nhưng hải quân Ai Cập đã sử dụng tên lửa SS-N-2 Styx để đánh chìm thành công tàu khu trục Eilat của Israel có lượng choán nước tiêu chuẩn hơn 1.700 tấn.

Trong cuộc chiến tranh Trung Đông lần thứ ba năm 1967, mặc dù lục quân và không quân Ai Cập bị Israel đánh bại, nhưng hải quân Ai Cập đã sử dụng tên lửa SS-N-2 Styx để đánh chìm thành công tàu khu trục Eilat của Israel có lượng choán nước tiêu chuẩn hơn 1.700 tấn.

Kể từ khi tên lửa SS-N-2 đạt được thành công trong thực chiến, từ đó tên lửa chống hạm trở nên nổi tiếng, trở thành vũ khí lợi hại chống lại các tàu lớn. Và các tên lửa chống hạm do Quân đội Liên Xô phát triển, đã được chia thành hai "phe", một là loại tên lửa chống hạm hạng nhẹ, giành cho tàu tên lửa, và phe còn lại giành cho tên lửa cỡ lớn.

Kể từ khi tên lửa SS-N-2 đạt được thành công trong thực chiến, từ đó tên lửa chống hạm trở nên nổi tiếng, trở thành vũ khí lợi hại chống lại các tàu lớn. Và các tên lửa chống hạm do Quân đội Liên Xô phát triển, đã được chia thành hai "phe", một là loại tên lửa chống hạm hạng nhẹ, giành cho tàu tên lửa, và phe còn lại giành cho tên lửa cỡ lớn.

Tên lửa chống hạm hạng nặng, được sử dụng bởi các tàu lớn như tàu khu trục và tàu sân bay mang tên lửa; những tên lửa này của Liên Xô đều rất "cơ bắp", có tầm bắn xa, tốc độ nhanh, uy lực lớn và mục tiêu chính là tấn công tàu sân bay của hải quân các nước phương Tây; nên các nước phương Tây gọi chúng là "sát thủ hàng tàu sân bay".

Tên lửa chống hạm hạng nặng, được sử dụng bởi các tàu lớn như tàu khu trục và tàu sân bay mang tên lửa; những tên lửa này của Liên Xô đều rất "cơ bắp", có tầm bắn xa, tốc độ nhanh, uy lực lớn và mục tiêu chính là tấn công tàu sân bay của hải quân các nước phương Tây; nên các nước phương Tây gọi chúng là "sát thủ hàng tàu sân bay".

Thế hệ "sát thủ tàu sân bay" đầu tiên của Liên Xô là tên lửa chống hạm tầm xa hạng nặng mang tên P-5 Pyatyorka (SS-N-3), được thiết kế bởi Cục Cherome nổi tiếng. Cục thiết kế Cherome là một trong những phòng thiết kế tên lửa nổi tiếng nhất ở Liên Xô, chuyên thiết kế các loại tên lửa hành trình và đạn đạo. Nhiều tên lửa do hải quân Liên Xô trang bị do Cherome thiết kế.

Thế hệ "sát thủ tàu sân bay" đầu tiên của Liên Xô là tên lửa chống hạm tầm xa hạng nặng mang tên P-5 Pyatyorka (SS-N-3), được thiết kế bởi Cục Cherome nổi tiếng. Cục thiết kế Cherome là một trong những phòng thiết kế tên lửa nổi tiếng nhất ở Liên Xô, chuyên thiết kế các loại tên lửa hành trình và đạn đạo. Nhiều tên lửa do hải quân Liên Xô trang bị do Cherome thiết kế.

Tên lửa P-5 có chiều dài 11,75 mét, đường kính đạn 0,98 mét, sải cánh 5,0 mét, trọng lượng 5.400 kg, tốc độ hành trình Mach 0,9, độ cao hành trình khoảng 300 mét, tầm bắn tối đa 750 km; khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách 80-100 km, nó sẽ tự động hạ xuống độ cao khoảng 100 mét và tăng tốc lên Mach 1,4.

Tên lửa P-5 có chiều dài 11,75 mét, đường kính đạn 0,98 mét, sải cánh 5,0 mét, trọng lượng 5.400 kg, tốc độ hành trình Mach 0,9, độ cao hành trình khoảng 300 mét, tầm bắn tối đa 750 km; khi tiếp cận mục tiêu ở khoảng cách 80-100 km, nó sẽ tự động hạ xuống độ cao khoảng 100 mét và tăng tốc lên Mach 1,4.

Chính vì tính năng tuyệt vời của P-5, nên ngay sau khi xuất hiện, nó đã được trang bị trên một số lượng lớn tàu Liên Xô, tiêu biểu nhất là tàu tuần dương tên lửa Đề án 58 (NATO định danh là Kynda), đã đi vào lịch sử của hải quân Liên Xô. Đây là tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường đầu tiên trên thế giới, có thể mang 16 tên lửa P-5.

Chính vì tính năng tuyệt vời của P-5, nên ngay sau khi xuất hiện, nó đã được trang bị trên một số lượng lớn tàu Liên Xô, tiêu biểu nhất là tàu tuần dương tên lửa Đề án 58 (NATO định danh là Kynda), đã đi vào lịch sử của hải quân Liên Xô. Đây là tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường đầu tiên trên thế giới, có thể mang 16 tên lửa P-5.

Với số tên lửa như vậy, Kenda có thể tung ra hai đợt tấn công bão hòa bằng tên lửa P-5, điều tuyệt đối không có trong hải quân thế giới lúc bấy giờ. Và tầm bắn 750 km cùng đầu đạn hạt nhân của tên lửa P-5, Kenda có khả năng "tàn phá" cả biên đội tàu sân bay Mỹ.

Với số tên lửa như vậy, Kenda có thể tung ra hai đợt tấn công bão hòa bằng tên lửa P-5, điều tuyệt đối không có trong hải quân thế giới lúc bấy giờ. Và tầm bắn 750 km cùng đầu đạn hạt nhân của tên lửa P-5, Kenda có khả năng "tàn phá" cả biên đội tàu sân bay Mỹ.

Ngoài các tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Kenda, tên lửa SS-N-3 cũng được trang bị trên các tàu tuần dương lớp Krestak I và tàu ngầm hạt nhân. Sự kết hợp của các tàu nổi và tàu ngầm này, tạo thành nòng cốt chính của "sát thủ hàng không mẫu hạm", thế hệ đầu tiên của Hải quân Liên Xô; đồng thời cho phép Hải quân Liên Xô, có khả năng đối đầu với Hải quân Mỹ, mà không cần tàu sân bay. Nguồn ảnh: RHBT.

Ngoài các tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường lớp Kenda, tên lửa SS-N-3 cũng được trang bị trên các tàu tuần dương lớp Krestak I và tàu ngầm hạt nhân. Sự kết hợp của các tàu nổi và tàu ngầm này, tạo thành nòng cốt chính của "sát thủ hàng không mẫu hạm", thế hệ đầu tiên của Hải quân Liên Xô; đồng thời cho phép Hải quân Liên Xô, có khả năng đối đầu với Hải quân Mỹ, mà không cần tàu sân bay. Nguồn ảnh: RHBT.

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tu-ten-lua-p-500-den-zircon-va-noi-am-anh-cua-hai-quan-phuong-tay-1493643.html