Hiện nay trên thế giới chỉ có duy nhất Mỹ và Pháp là 2 quốc gia có tàu chiến chạy bằng chạy bằng năng lượng hạt nhân, nhưng đó đều là tàu sân bay; còn tàu tuần dương mang tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân, hiện chỉ có duy nhất Hải quân Nga là còn trong biên chế. Ảnh: Tàu Đô đốc Ushakov của Nga chạy bằng năng lượng hạt nhân, ở cảng Severomorsk năm 1992 - Nguồn: Wikipedia.
Lớp tàu tuần dương lớp Kirov, gồm những tàu tuần dương hạng nặng, vũ trang mạnh, được xếp vào những tàu tuần dương lớn nhất thế giới còn đang hoạt động. Lớp tàu này được phát triển từ năm 1974; năm 1980, chiếc thứ nhất được đưa vào hoạt động và trở thành biểu tượng sức mạnh của Hải quân Liên Xô. Ảnh: Tàu tuần dương Kirov đang di chuyển trên biển năm 1982 - Nguồn: Wikipedia.
Liên Xô đã đóng được 4 chiếc tàu thuộc lớp này và sau khi Liên Xô tan rã, những chiếc tàu này đều thuộc biên chế của Hải quân Nga; nhưng hiện chỉ có chiếc "Peter Đại đế" đang phục vụ, còn chiếc Đô đốc Nakhimov, đã nằm tại cảng nhà máy gần 20 năm, sau khi sửa chữa, mới được xuất bến gần đây. Ảnh: Tàu tuần dương "Đô đốc Nakhimov" năm 1995 - Nguồn: Hải quân Nga.
Mục đích của Hải quân Liên Xô trước đây khi phát triển lớp tàu Kirov là để đối phó với các tàu sân bay của Mỹ, vì thế vì kích thước chúng lớn hơn các tàu chiến khác, chỉ kém tàu sân bay và được vũ trang rất mạnh, đặc biệt là bằng các tên lửa chống hạm. Ảnh: Tàu Đô đốc Nakhimov được biên chế vào Hạm đội phương Bắc của Liên Xô vào tháng 12/1988 - Nguồn: Hải quân Nga
Do kích thước rất lớn, chiều dài 252 m, rộng 28,5 m, cao 9,1 m với lượng giãn nước là 28.000 tấn (mang đầy đủ vũ khí); chúng thường được các phương tiện truyền thông phương Tây gọi là tuần dương thiết giáp, liên tưởng tới các thiết giáp hạm có kích thước lớn hồi nửa đầu thế kỷ 20. Ảnh: Tuần dương hạm lớp Kirov - Nguồn: Wikipedia.
Theo báo cáo, nhà máy đóng tàu "Tổ hợp chế tạo máy phương Bắc" thuộc Tập đoàn đóng tàu Thống nhất của Nga hồi tháng 8 thông báo, tàu tuần dương "Đô đốc Nakhimov" đã được chuyển từ xưởng đóng tàu xuống nước để bắt đầu các hoạt động thử nghiệm; đánh dấu việc tái sinh con tàu này sau 20 năm dài nằm tại cảng. Ảnh: Tàu tuần dương "Đô đốc Nakhimov" đang sửa chữa - Nguồn: Hải quân Nga.
Nhà máy đóng tàu "Tổ hợp chế tạo máy phương Bắc" được mệnh danh là "cái nôi của tàu ngầm hạt nhân" của Nga tiết lộ, trong thời gian bảo dưỡng tàu "Đô đốc Nakhimov", việc quan trọng nhất là phải tiến hành dò tìm sai sót và loại bỏ kết cấu phần thân tàu bị hư hỏng, đồng thời thay thế hoàn toàn vật liệu cách nhiệt và đường cáp. Ảnh: Tàu tuần dương "Đô đốc Nakhimov" đang sửa chữa - Nguồn: Hải quân Nga.
Trong cuộc đại tu tàu "Đô đốc Nakhimov", công nghệ 3D cũng được sử dụng, trong tương lai, con tàu này sẽ phải thay thế hệ thống radar, động cơ, tên lửa và pháo. Những hệ thống này, phần lớn vẫn thuộc dạng nguyên bản, mà ít có sự đầu tư, nâng cấp lớn. Ảnh: Tàu tuần dương "Đô đốc Nakhimov" đang sửa chữa - Nguồn: Hải quân Nga.
Về vũ khí, tàu "Đô đốc Nakhimov" sẽ được trang bị cực mạnh với khoảng 174 tên lửa các loại; đáng chú ý là các hệ thống tên lửa hành trình chống hạm hạng nặng P-700 Granit, từng là biểu tượng sức mạnh một thời của lớp tàu này, chắc chắn sẽ bị tháo bỏ; thay thế chúng là các ống phóng tên lửa thẳng đứng đa năng (UKSK). Ảnh: Tàu tuần dương "Đô đốc Nakhimov" đang sửa chữa - Nguồn: Hải quân Nga.
Những ống phóng thẳng đứng này có thể phóng các loại tên lửa phòng không S-400 (phiên bản hải quân), hoặc các loại tên lửa hành trình tiến công mặt đất như Kalibr; đặc biệt là tên lửa chống hạm siêu vượt thanh Zircon, với số lượng đến 174 quả; đưa loại tàu này trở thành tàu tuần dương mang tên lửa "chết chóc" nhất. Ảnh: Tàu tuần dương "Đô đốc Nakhimov" đang sửa chữa - Nguồn: Hải quân Nga.
Tuy nhiên do radar đối không của "Đô đốc Nakhimov" ít có thay đổi, đồng nghĩa với việc hệ thống phòng không của con tàu nay vẫn dựa vào 96 tên lửa hải đối không tầm xa S-300F/FM được trang bị từ thời Liên Xô. Ảnh: Tàu tuần dương "Đô đốc Nakhimov" phóng tên lửa S-300 - Nguồn: Hải quân Nga.
Thiết bị phóng tên lửa phòng không S-300 trên "Đô đốc Nakhimov" vẫn sử dụng kiểu "ổ quay" thẳng đứng; còn tên lửa S-300FM là loại đời cuối, có tầm bắn 200 km, nhưng vẫn dẫn đường bằng radar bán chủ động TVM, khả năng đa mục tiêu kém hơn so với những loại tên lửa phòng không tiên tiến hiện nay. Ảnh: Hệ thống phóng tên lửa phòng không S-300 trên tàu "Đô đốc Nakhimov" - Nguồn: Hải quân Nga
Tàu tuần dương mang tên lửa dẫn đường "Đô đốc Nakhimov" được đóng tại Nhà máy đóng tàu Baltic ở St.Petersburg năm 1983. Nó được hạ thủy vào năm 1986 và gia nhập Hải quân Liên Xô với tên gọi "Kalinin" vào năm 1988, nhưng được đổi thành tên hiện tại vào năm 1992. Ảnh: Tàu tuần dương "Đô đốc Nakhimov" - Nguồn: Hải quân Nga
Đến năm 1997, do Nga khó khăn về kinh tế sau thời kỳ hậu Xô viết, "Đô đốc Nakhimov" ngừng ra khơi và được đưa đến neo đậu ở nhà máy "Hiệp hội Chế tạo Máy miền Bắc" vào năm 1999, và đã ở trong xưởng đóng tàu này được 20 năm. Theo kế hoạch, tuần dương hạm Đô đốc Nakhimov sẽ gia nhập lại Hải quân Nga sớm nhất vào cuối năm 2021. Ảnh: Tàu tuần dương "Đô đốc Nakhimov" - Nguồn: Hải quân Nga
Trên thực tế, ở Nga đang có tranh cãi về việc có nên nâng cấp "cựu vương" hàng hải này không? Truyền thông Nga chỉ ra rằng, thời kỳ của những tuần dương hạm đã qua, việc Nga nâng cấp "Đô đốc Nakhimov" là một sự lãng phí về tiền bạc; khi mà Nga không có nhiều quyền lợi ở các đại dương xa xôi, mà phải dùng đến những con tàu lớn như "Đô đốc Nakhimov". Ảnh: Tàu tuần dương "Đô đốc Nakhimov" - Nguồn: Hải quân Nga
Tàu Đô đốc hạm Nakhimov của Hải quân Nga trong quá trình phục hồi để sẵn sàng quay trở lại biển khơi.
Tiến Minh