Tượng đài bằng đồng nguyên chất ở Nam Định có trọng lượng 'kỷ lục'

Tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn ở Nam Định có trọng lượng 'khủng' lên đến khoảng 21 tấn, có chiều cao 10,22m đặt trên bệ cao 6,5m.

Video: Tượng đài bằng đồng nguyên chất ở Nam Định có trọng lượng 'kỷ lục'

Ngày 30/3, theo ghi nhận của phóng viên Gia đình và Xã hội, tượng đài Trần Hưng Đạo được xây dựng tại quảng trường 3/2 bên hồ Vị Xuyên, TP Nam Định, tỉnh Nam Định. Tượng được xây dựng nằm ngay trên đường Nguyễn Du, phía sau bao bọc bởi hồ Vị Xuyên.

Ngày 30/3, theo ghi nhận của phóng viên Gia đình và Xã hội, tượng đài Trần Hưng Đạo được xây dựng tại quảng trường 3/2 bên hồ Vị Xuyên, TP Nam Định, tỉnh Nam Định. Tượng được xây dựng nằm ngay trên đường Nguyễn Du, phía sau bao bọc bởi hồ Vị Xuyên.

Mẫu tượng đồng Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn do NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phác thảo, dự thi và đạt giải Nhất năm 1989, được chọn để thi công.

Mẫu tượng đồng Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn do NSND Vương Duy Biên, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phác thảo, dự thi và đạt giải Nhất năm 1989, được chọn để thi công.

Bức tượng được đúc bằng đồng nguyên chất.

Bức tượng được đúc bằng đồng nguyên chất.

Trọng lượng khoảng 21 tấn, có chiều cao 10,22m đặt trên bệ cao 6,5m.

Trọng lượng khoảng 21 tấn, có chiều cao 10,22m đặt trên bệ cao 6,5m.

Bệ tượng cao 6,5m đường xây dựng và thiết kế từ đá. Phía trước bàn bằng đá. Mặt trước có bàn lưu hương tiện cho người dân thắp, hai bên là bình đựng hoa.

Bệ tượng cao 6,5m đường xây dựng và thiết kế từ đá. Phía trước bàn bằng đá. Mặt trước có bàn lưu hương tiện cho người dân thắp, hai bên là bình đựng hoa.

Để đưa được bức tượng lên độ cao như thế, nghệ nhân đã phải đúc tượng thành 9 khoanh (khoanh nặng nhất là 2,8 tấn, khoanh nhẹ nhất cũng nặng đến 1,8 tấn).

Để đưa được bức tượng lên độ cao như thế, nghệ nhân đã phải đúc tượng thành 9 khoanh (khoanh nặng nhất là 2,8 tấn, khoanh nhẹ nhất cũng nặng đến 1,8 tấn).

Bức tượng đồng này đã được tái hiện và thể hiện dựa trên tác phẩm: Trần Hưng Đạo cầm "Hịch tướng sĩ" ở tay bên phải, đấy chính là tay văn. ay trái bức tượng là tay võ được chống vào đốc gươm thể hiện sự tự tin, mãnh liệt. Hai chân của vị anh hùng sẽ được thiết kế trong tư thế chắc chắn, đầu hơi xoay nghiêng so với phần vai để không bị cứng nhắc.

Bức tượng đồng này đã được tái hiện và thể hiện dựa trên tác phẩm: Trần Hưng Đạo cầm "Hịch tướng sĩ" ở tay bên phải, đấy chính là tay văn. ay trái bức tượng là tay võ được chống vào đốc gươm thể hiện sự tự tin, mãnh liệt. Hai chân của vị anh hùng sẽ được thiết kế trong tư thế chắc chắn, đầu hơi xoay nghiêng so với phần vai để không bị cứng nhắc.

Xung quanh khu tượng đài còn được thiết kế và xây dựng thêm nhiều hạng mục khác như: Cây nến, bồn hoa, sân đương, thảm cỏ, hệ thống đèn điện chiếu sáng trên quảng trường 3 - 2 rộng hơn 1ha.

Xung quanh khu tượng đài còn được thiết kế và xây dựng thêm nhiều hạng mục khác như: Cây nến, bồn hoa, sân đương, thảm cỏ, hệ thống đèn điện chiếu sáng trên quảng trường 3 - 2 rộng hơn 1ha.

Cùng với những lớp sống nước Bạch Đằng đã được tái hiện lại ở thảm cỏ bên phải và bên trái bức tượng nhằm gợi nhớ lại các chiến công hiển hách, oai phong, lẫm liệt của quân dân Đại Việt và Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Cùng với những lớp sống nước Bạch Đằng đã được tái hiện lại ở thảm cỏ bên phải và bên trái bức tượng nhằm gợi nhớ lại các chiến công hiển hách, oai phong, lẫm liệt của quân dân Đại Việt và Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.

Phía đằng sau bức tượng là 14 cột cờ biểu thị cho 14 đời vua Trần.

Phía đằng sau bức tượng là 14 cột cờ biểu thị cho 14 đời vua Trần.

Chính điều đó sẽ tôn lên vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy và thể hiện sự tôn kính cho bức tượng Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở TP Nam Định.

Chính điều đó sẽ tôn lên vẻ đẹp uy nghi, lộng lẫy và thể hiện sự tôn kính cho bức tượng Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn ở TP Nam Định.

Được biết, dự án xây dựng công trình tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được khánh thành năm 2000 vào dịp kỷ niệm 700 năm ngày hóa của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

Được biết, dự án xây dựng công trình tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được khánh thành năm 2000 vào dịp kỷ niệm 700 năm ngày hóa của Anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo.

Dự án được phê duyệt thì quần thể tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được xây dựng đồng bộ bao gồm các hạng mục: Tượng đài Trần Hưng Đạo; bức phù điêu; sân khánh tiết; sân nghi lễ; biểu tượng "cọc Bạch Đằng"; hệ thống điện chiếu sáng và vườn hoa, thảm cỏ.

Dự án được phê duyệt thì quần thể tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn được xây dựng đồng bộ bao gồm các hạng mục: Tượng đài Trần Hưng Đạo; bức phù điêu; sân khánh tiết; sân nghi lễ; biểu tượng "cọc Bạch Đằng"; hệ thống điện chiếu sáng và vườn hoa, thảm cỏ.

Sau hơn 20 năm khánh thành tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, khu vực tượng đài đã trở thành địa chỉ văn hóa tâm linh tiêu biểu.

Sau hơn 20 năm khánh thành tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn, khu vực tượng đài đã trở thành địa chỉ văn hóa tâm linh tiêu biểu.

Năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định đã ban hành Thông báo số 556-TB/TU về chủ trương triển khai một số hạng mục khu vực Tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (giai đoạn 2).

Năm 2022, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nam Định đã ban hành Thông báo số 556-TB/TU về chủ trương triển khai một số hạng mục khu vực Tượng đài Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (giai đoạn 2).

Giai đoạn 2, ý tưởng thiết kế hình dáng bức phù điêu gồm 3 lớp cuốn tròn, tổng thể phù điêu được uốn cong với hình ảnh được lấy từ chiếc ngai, làm điểm tựa vững chãi phía sau tượng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Giai đoạn 2, ý tưởng thiết kế hình dáng bức phù điêu gồm 3 lớp cuốn tròn, tổng thể phù điêu được uốn cong với hình ảnh được lấy từ chiếc ngai, làm điểm tựa vững chãi phía sau tượng Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.

Quy mô bức phù điêu có chiều dài 59,8m, chiều cao 12m. Chất liệu lõi bằng bê tông cốt thép, bề mặt bằng đá tự nhiên sáng màu, có độ bền cao ở ngoài trời, phù hợp với điều kiện thi công và khí hậu các mùa tại Việt Nam. Vị trí đặt bức phù điêu ngay phía sau hàng cờ lễ hiện tại, đảm bảo không xâm lấn đến phần nền đặt Tượng đài và lòng hồ Vị Xuyên,...

Quy mô bức phù điêu có chiều dài 59,8m, chiều cao 12m. Chất liệu lõi bằng bê tông cốt thép, bề mặt bằng đá tự nhiên sáng màu, có độ bền cao ở ngoài trời, phù hợp với điều kiện thi công và khí hậu các mùa tại Việt Nam. Vị trí đặt bức phù điêu ngay phía sau hàng cờ lễ hiện tại, đảm bảo không xâm lấn đến phần nền đặt Tượng đài và lòng hồ Vị Xuyên,...

Xem thêm video đang được quan tâm:

Nhiều học sinh nhạp viện sau khi ăn kẹo lạ ngoài cổng trường

Nhật Tân

Nguồn GĐ&XH: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/tuong-dai-bang-dong-nguyen-chat-o-nam-dinh-co-trong-luong-ky-luc-172240330155810282.htm