Tương quan lực lượng ta và địch trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Theo ước tính quân số các đơn vị bộ đội chủ lực của ta tham gia vào chiến dịch Điện Biên Phủ vào khoảng 51.445 người, trong khi đó lực lượng địch tại thời kỳ cao điểm lên tới khoảng 16.200 người.

Tính tới ngày 13/3/1954, quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ có quân số tổng cộng 10.814 lính (chưa bao gồm lực lượng được tăng viện). Kèm theo đó là 10 xe tăng và khoảng 400 máy bay trong số đó có 37 phi công người Mỹ trực tiếp tham chiến. Nguồn ảnh: TL.

Tính tới ngày 13/3/1954, quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ có quân số tổng cộng 10.814 lính (chưa bao gồm lực lượng được tăng viện). Kèm theo đó là 10 xe tăng và khoảng 400 máy bay trong số đó có 37 phi công người Mỹ trực tiếp tham chiến. Nguồn ảnh: TL.

Các tuyến hậu cần bằng đường không của Pháp tới Điện Biên Phủ xuất phát từ Hà Nội và từ sân bay Cát Bi - Hải Phòng. Do Điện Biên Phủ chỉ có duy nhất một sân bay, việc di tản lính khỏi đây chưa bao giờ nằm trong kế hoạch của người Pháp. Nguồn ảnh: Ecpad.

Các tuyến hậu cần bằng đường không của Pháp tới Điện Biên Phủ xuất phát từ Hà Nội và từ sân bay Cát Bi - Hải Phòng. Do Điện Biên Phủ chỉ có duy nhất một sân bay, việc di tản lính khỏi đây chưa bao giờ nằm trong kế hoạch của người Pháp. Nguồn ảnh: Ecpad.

Đơn giản là vì người Pháp tin, con nhím Điện Biên Phủ sẽ không thể bị đánh bại và cho dù có muốn, với số lượng hơn 10.000 quân mà chỉ có 400 máy bay bao gồm cả tiêm kích, việc di tản khỏi khu vực này là bất khả thi bằng đường không. Nguồn ảnh: Ecpa.

Đơn giản là vì người Pháp tin, con nhím Điện Biên Phủ sẽ không thể bị đánh bại và cho dù có muốn, với số lượng hơn 10.000 quân mà chỉ có 400 máy bay bao gồm cả tiêm kích, việc di tản khỏi khu vực này là bất khả thi bằng đường không. Nguồn ảnh: Ecpa.

Bên cạnh sáu chỉ huy của Pháp, trận Điện Biên Phủ còn có sự tham vấn của một người Mỹ. Đó là Allen Welsh Dulles. Đây là một nhân viên CIA, tác giả của hàng loạt các sự kiện chấn động sau này bao gồm cuộc đảo chính ở Guatemalan, chiến dịch Vịnh Con Lợn, chương trình do thám U-2,... Nguồn ảnh: TL.

Bên cạnh sáu chỉ huy của Pháp, trận Điện Biên Phủ còn có sự tham vấn của một người Mỹ. Đó là Allen Welsh Dulles. Đây là một nhân viên CIA, tác giả của hàng loạt các sự kiện chấn động sau này bao gồm cuộc đảo chính ở Guatemalan, chiến dịch Vịnh Con Lợn, chương trình do thám U-2,... Nguồn ảnh: TL.

Mỹ cũng là quốc gia chi trả gần như mọi chiến phí cho Pháp vào thời điểm chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Tại Điện Biên Phủ, Pháp đã gần như "chơi tất tay" trong ván bài cuối cùng để cứu vãn lại những thuộc địa trước đây không chỉ ở Đông Dương mà còn là trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: TL.

Mỹ cũng là quốc gia chi trả gần như mọi chiến phí cho Pháp vào thời điểm chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra. Tại Điện Biên Phủ, Pháp đã gần như "chơi tất tay" trong ván bài cuối cùng để cứu vãn lại những thuộc địa trước đây không chỉ ở Đông Dương mà còn là trên khắp thế giới. Nguồn ảnh: TL.

Cũng dốc toàn lực vào trận đánh cuối cùng này, lực lượng Việt Minh tham chiến với quân số chủ lực tổng cộng lên tới 51.445 quân. Nguồn ảnh: TL.

Cũng dốc toàn lực vào trận đánh cuối cùng này, lực lượng Việt Minh tham chiến với quân số chủ lực tổng cộng lên tới 51.445 quân. Nguồn ảnh: TL.

Các tướng Việt Minh nổi danh trong trận Điện Biên Phủ làm quân Pháp phải hãi hùng bao gồm đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Lê trọng Tấn, Vương Thừa Vũ, Hoàng Minh Thảo và Lê Quang Ba. Nguồn ảnh: TL.

Các tướng Việt Minh nổi danh trong trận Điện Biên Phủ làm quân Pháp phải hãi hùng bao gồm đồng chí Võ Nguyên Giáp, Hoàng Văn Thái, Lê Liêm, Đặng Kim Giang, Lê trọng Tấn, Vương Thừa Vũ, Hoàng Minh Thảo và Lê Quang Ba. Nguồn ảnh: TL.

Ngoài bộ đội chính quy, Việt Minh còn huy động 15.000 dân công làm nhiệm vụ thồ hàng, tải đạn dược để phục vụ cho công tác hậu cần. Con số này tương đương với việc mỗi dân công phải "nuôi" được ít nhất ba lính chính quy, đảm bảo lương thực và đạn dược đầy đủ nhất để tham chiến. Nguồn ảnh: AGE.

Ngoài bộ đội chính quy, Việt Minh còn huy động 15.000 dân công làm nhiệm vụ thồ hàng, tải đạn dược để phục vụ cho công tác hậu cần. Con số này tương đương với việc mỗi dân công phải "nuôi" được ít nhất ba lính chính quy, đảm bảo lương thực và đạn dược đầy đủ nhất để tham chiến. Nguồn ảnh: AGE.

Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13/3 tới ngày 7/5/1954, Pháp có từ 1.571 tới 2.293 lính thiệt mạng, khoảng 6.600 lính bị thương do giao tranh, tai nạn hoặc ốm sốt cùng với 1729 lính mất tích. Nguồn ảnh: TL.

Trong thời gian diễn ra chiến dịch Điện Biên Phủ kéo dài từ ngày 13/3 tới ngày 7/5/1954, Pháp có từ 1.571 tới 2.293 lính thiệt mạng, khoảng 6.600 lính bị thương do giao tranh, tai nạn hoặc ốm sốt cùng với 1729 lính mất tích. Nguồn ảnh: TL.

Lúc đỉnh điểm, Pháp đã vét sạch quân ở miền Bắc Việt Nam để đổ vào lòng chảo Điện Biên, trong số đó bao gồm cả các lực lượng được coi là thiếu tin cậy trước đây bị Pháp gạt ra khỏi trận chiến này. Lúc tối đa, quân số của Pháp tham chiến là 20.000 người. Nguồn ảnh: TL.

Lúc đỉnh điểm, Pháp đã vét sạch quân ở miền Bắc Việt Nam để đổ vào lòng chảo Điện Biên, trong số đó bao gồm cả các lực lượng được coi là thiếu tin cậy trước đây bị Pháp gạt ra khỏi trận chiến này. Lúc tối đa, quân số của Pháp tham chiến là 20.000 người. Nguồn ảnh: TL.

Trong số này có tới 11.721 lính đầu hàng - nghĩa là tương đương với hơn 1/2 lực lượng. Nếu trừ đi khoảng hơn 4000 lính bị thương, số lính đầu hàng vẫn là hơn 6000 quân - một số lượng quá nhiều. Ngoài ra Pháp còn mất 62 máy bay, 10 xe tăng bị phá hủy 8, tịch thu 2 chiếc còn "chạy tốt" làm chiến lợi phẩm. Nguồn ảnh: TL.

Trong số này có tới 11.721 lính đầu hàng - nghĩa là tương đương với hơn 1/2 lực lượng. Nếu trừ đi khoảng hơn 4000 lính bị thương, số lính đầu hàng vẫn là hơn 6000 quân - một số lượng quá nhiều. Ngoài ra Pháp còn mất 62 máy bay, 10 xe tăng bị phá hủy 8, tịch thu 2 chiếc còn "chạy tốt" làm chiến lợi phẩm. Nguồn ảnh: TL.

Đây cũng là số lượng tù binh nhiều nhất mà Quân đội ta từng bắt giữ được. Những tù binh này sau khi được ta phân loại, thẩm vấn đã được trao trả cho phía Pháp bốn tháng sau khi trận Điện Biên Phủ kết thúc. Nguồn ảnh: TL.

Đây cũng là số lượng tù binh nhiều nhất mà Quân đội ta từng bắt giữ được. Những tù binh này sau khi được ta phân loại, thẩm vấn đã được trao trả cho phía Pháp bốn tháng sau khi trận Điện Biên Phủ kết thúc. Nguồn ảnh: TL.

Mời độc giả xem Video: Pháp thả hàng tiếp tế trắng trời Mường Thanh trong Chiến dịch Điện Biên Phủ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tuong-quan-luc-luong-ta-va-dich-trong-chien-dich-dien-bien-phu-1219225.html