Tuyên bố cực sốc: Sao Kim không bao giờ có đại dương!

Nghiên cứu mới cho rằng, nước không bao giờ ngưng tụ và do đó, các đại dương không bao giờ hình thành trên bề mặt của Sao Kim.

Trái đất đã có đại dương gần 4 tỷ năm và sao Hỏa có hồ và sông cách đây 3,5-3,8 tỷ năm. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết liệu nước có bao giờ ngưng tụ trên bề mặt sao Kim hay không, bởi vì hành tinh này hiện đã hoàn toàn khô cạn, và nó cũng đã trải qua các sự kiện tái tạo bề mặt toàn cầu bí ẩn làm che khuất phần lớn lịch sử biến đổi địa chất của nó.

Trái đất đã có đại dương gần 4 tỷ năm và sao Hỏa có hồ và sông cách đây 3,5-3,8 tỷ năm. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết liệu nước có bao giờ ngưng tụ trên bề mặt sao Kim hay không, bởi vì hành tinh này hiện đã hoàn toàn khô cạn, và nó cũng đã trải qua các sự kiện tái tạo bề mặt toàn cầu bí ẩn làm che khuất phần lớn lịch sử biến đổi địa chất của nó.

“Chúng tôi đã mô phỏng khí hậu của Trái đất và sao Kim vào thời điểm bắt đầu quá trình tiến hóa của chúng từ hơn 4 tỷ năm trước, khi bề mặt của các hành tinh vẫn còn nóng chảy”, tác giả chính, Tiến sĩ Martin Turbet, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Observatoire astronomique de l'Université de Genève cho biết trong một tuyên bố.

“Chúng tôi đã mô phỏng khí hậu của Trái đất và sao Kim vào thời điểm bắt đầu quá trình tiến hóa của chúng từ hơn 4 tỷ năm trước, khi bề mặt của các hành tinh vẫn còn nóng chảy”, tác giả chính, Tiến sĩ Martin Turbet, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Observatoire astronomique de l'Université de Genève cho biết trong một tuyên bố.

Trong nghiên cứu, Tiến sĩ Turbet và các đồng nghiệp đã thực hiện mô phỏng mô hình khí hậu toàn cầu 3D được thiết kế để mô phỏng tập hợp các điều kiện cần thiết cho sự ngưng tụ nước và do đó có thể theo dõi quá trình hình thành đại dương diễn ra trên các hành tinh trên cạn, đặc biệt là trên sao Kim và Trái đất trong thời kỳ đầu.

Trong nghiên cứu, Tiến sĩ Turbet và các đồng nghiệp đã thực hiện mô phỏng mô hình khí hậu toàn cầu 3D được thiết kế để mô phỏng tập hợp các điều kiện cần thiết cho sự ngưng tụ nước và do đó có thể theo dõi quá trình hình thành đại dương diễn ra trên các hành tinh trên cạn, đặc biệt là trên sao Kim và Trái đất trong thời kỳ đầu.

Vì vậy, họ đã điều chỉnh mô hình khí hậu của mình để đối phó với các môi trường khắc nghiệt của khí quyển nguyên thủy nóng, chiếm ưu thế bởi nước, cũng như thời gian hội tụ cực kỳ dài của chúng. Tiến sĩ Turbet nói: “Nhờ những mô phỏng của chúng tôi, chúng tôi có thể chứng minh rằng, điều kiện khí hậu không cho phép hơi nước ngưng tụ trong bầu khí quyển của sao Kim”.

Vì vậy, họ đã điều chỉnh mô hình khí hậu của mình để đối phó với các môi trường khắc nghiệt của khí quyển nguyên thủy nóng, chiếm ưu thế bởi nước, cũng như thời gian hội tụ cực kỳ dài của chúng. Tiến sĩ Turbet nói: “Nhờ những mô phỏng của chúng tôi, chúng tôi có thể chứng minh rằng, điều kiện khí hậu không cho phép hơi nước ngưng tụ trong bầu khí quyển của sao Kim”.

“Điều này có nghĩa là nhiệt độ sao Kim chưa bao giờ đủ thấp để nước trong bầu khí quyển tạo thành những hạt mưa có thể rơi trên bề mặt của nó. Thay vào đó, nước vẫn ở dạng khí trong khí quyển và các đại dương không bao giờ hình thành được trên hành tinh này.

“Điều này có nghĩa là nhiệt độ sao Kim chưa bao giờ đủ thấp để nước trong bầu khí quyển tạo thành những hạt mưa có thể rơi trên bề mặt của nó. Thay vào đó, nước vẫn ở dạng khí trong khí quyển và các đại dương không bao giờ hình thành được trên hành tinh này.

"Một trong những lý do chính cho điều này là những đám mây hình thành ưu tiên ở phía bóng tối của hành tinh. Những đám mây này gây ra hiệu ứng nhà kính rất mạnh khiến sao Kim không thể nguội đi nhanh chóng như những gì đã nghĩ trước đây”. Đáng ngạc nhiên, các mô phỏng tiết lộ rằng Trái đất có thể dễ dàng chịu chung số phận với sao Kim.

"Một trong những lý do chính cho điều này là những đám mây hình thành ưu tiên ở phía bóng tối của hành tinh. Những đám mây này gây ra hiệu ứng nhà kính rất mạnh khiến sao Kim không thể nguội đi nhanh chóng như những gì đã nghĩ trước đây”. Đáng ngạc nhiên, các mô phỏng tiết lộ rằng Trái đất có thể dễ dàng chịu chung số phận với sao Kim.

Nếu hành tinh của chúng ta chỉ gần Mặt trời hơn một chút, hoặc nếu Mặt trời tỏa sáng cực gắt hơn nữa thì Trái đất ngày nay sẽ trông rất khác. Có điều là bức xạ tương đối yếu của Mặt trời lúc trẻ đã cho phép Trái đất nguội đi đủ để ngưng tụ nước tạo thành đại dương.

Nếu hành tinh của chúng ta chỉ gần Mặt trời hơn một chút, hoặc nếu Mặt trời tỏa sáng cực gắt hơn nữa thì Trái đất ngày nay sẽ trông rất khác. Có điều là bức xạ tương đối yếu của Mặt trời lúc trẻ đã cho phép Trái đất nguội đi đủ để ngưng tụ nước tạo thành đại dương.

“Kết quả của chúng tôi dựa trên các mô hình lý thuyết và là nền tảng quan trọng trong việc trả lời câu hỏi về lịch sử của Sao Kim,” đồng tác giả, Giáo sư David Ehrenreich cũng đến từ Observatoire astronomique de l'Université de Genève nhận định.

“Kết quả của chúng tôi dựa trên các mô hình lý thuyết và là nền tảng quan trọng trong việc trả lời câu hỏi về lịch sử của Sao Kim,” đồng tác giả, Giáo sư David Ehrenreich cũng đến từ Observatoire astronomique de l'Université de Genève nhận định.

"Nhưng chúng tôi sẽ không thể phán quyết vấn đề này một cách dứt khoát được, mà cũng cần thêm các công trình mở rộng, chuyên sâu về nền tảng này trên Kim tinh", Tiến sĩ Martin Turbet chia sẻ thêm.

"Nhưng chúng tôi sẽ không thể phán quyết vấn đề này một cách dứt khoát được, mà cũng cần thêm các công trình mở rộng, chuyên sâu về nền tảng này trên Kim tinh", Tiến sĩ Martin Turbet chia sẻ thêm.

Huỳnh Dũng (Theo Sci-news)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tuyen-bo-cuc-soc-sao-kim-khong-bao-gio-co-dai-duong-1614843.html