Tuyển dụng người khuyết tật làm phi hành gia lên Mặt trăng và sao Hỏa
Các nhà lãnh đạo Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) đã bắt đầu đợt tuyển dụng phi hành gia mới đầu tiên sau 11 năm, đặc biệt nhấn mạnh vào việc khuyến khích nữ phi hành gia và người khuyết tật tham gia các sứ mệnh lên Mặt trăng và sao Hỏa trong tương lai.
Hôm thứ Ba (16/2), cơ quan Vũ trụ Châu Âu cho biết cơ quan này đang tìm cách làm tăng sự đa dạng của các phi hành đoàn liên quan đến việc tuyển dụng thêm 26 phi hành gia cố định và dự bị, bao gồm cả nữ phi hành gia và người khuyết tật.
Tuy nhiên, theo ESA dự kiến sẽ có "số lượng rất cao" đơn đăng ký trong đợt tuyển dụng kéo dài 8 tuần kể từ ngày 31 tháng 3. Do đó, ESA cho biết các ứng viên sẽ phải trải qua một quá trình tuyển chọn kỹ lưỡng kéo dài đến tháng 10 năm 2022.
Đa dạng hóa phi hành đoàn trong ngành công nghiệp vũ trụ
ESA đang hướng đến xu thế đa dạng hơn. Chẳng hạn như về vấn đề giới tính trong lĩnh vực này vì nó đã bị tụt lùi nghiêm trọng. Hiện ESA chỉ mới đưa được 2 nữ phi hành gia là Claudie Haigneré và Samantha Cristoforetti ra ngoài không gian. Tương tự vậy, chỉ một trong những giám đốc cấp cao của ESA là nữ (Elodie Viau trong lĩnh vực viễn thông). Chưa kể đến các vị trí dẫn đầu trong các sứ mệnh không gian bằng robot, những nhà khoa học và quản lý dự án đại đa số vẫn là nam giới. Ngay cả nguồn ứng tuyển thì tỷ lệ nữ cũng khá thấp. Năm 2008, chỉ 16% ứng viên tham gia chuyến du hành vũ trụ của ESA là nữ.
Lucy van der Tas, người đứng đầu bộ phận tuyển dụng của ESA cho biết tại một cuộc họp báo "Các ứng viên cần phải chuẩn bị tinh thần cho quá trình này".
Ngoài ra, ông cũng nói thêm: "Các phi hành gia cần thông thạo tiếng Anh và có khả năng tốt về một ngôn ngữ thứ hai. Không quan trọng ngoại ngữ thứ hai là tiếng gì nhưng cần phải có". Ngoài ra, tiếng Nga, ngôn ngữ khác được sử dụng trên trạm vũ trụ sẽ là một phần của chương trình đào tạo.
Cơ hội cho người khuyết tật trở thành phi hành gia
Phi hành gia người Ý Samantha Cristoforetti cho biết công nghệ hiện đại cho phép con người bay vào không gian, và điều này có thể mở ra cơ hội cho những người khuyết tật.
"Khi nói đến các chuyến du hành vũ trụ, tất cả chúng ta cũng không khác gì những người khuyết tật", Cristoforetti nói.
Nói về việc các phi hành gia khuyết tật, Tiến sĩ David Parker, Giám đốc chương trình người máy và tàu bay vũ trụ của ESA, cho biết: "Đây không phải chỉ là việc làm mang tính chiếu lệ. Chúng tôi phải có khả năng chứng minh với tất cả những người tài trợ cho chúng tôi. Đó là tất cả mọi người, kể cả những người khuyết tật rằng những gì chúng tôi đang làm có ý nghĩa". Theo đó, những người bị khuyết tật chi dưới hoặc những người bị hạn chế tăng trưởng được khuyến khích đăng ký tham gia.
Theo thông tin, yêu cầu đối với công việc phi hành gia tại ESA bao gồm bằng thạc sĩ về khoa học tự nhiên, kỹ thuật, toán học hoặc khoa học máy tính và ba năm kinh nghiệm làm việc sau tốt nghiệp đại học.
"Tôi nghĩ đó là một cơ hội tuyệt vời ... Đó sẽ là cơ hội để học hỏi nhiều điều cho bản thân", nữ phi hành gia Cristoforetti nói.
Sau nhiều năm, khi Baikonur ở thảo nguyên của Kazakhstan là địa điểm duy nhất cho các chuyến bay lên vũ trụ là, việc hợp tác với các công ty tư nhân như SpaceX đã nâng cao triển vọng cho nhiều sứ mệnh bay vào vũ trụ của con người hơn.
Quá trình tuyển chọn phi hành gia ở các vòng cuối cùng gồm kỹ sư vũ trụ kiêm phi công người Pháp Thomas Pesquet; hai nhà du hành vũ trụ người Ý là Samantha Cristoforetti và Luca Parmitano. Ngoài ra, còn có Alexander Gerst của Đức; Andreas Mogensen của Đan Mạch; và Tim Peake của Vương quốc Anh, người gia nhập đoàn vào năm 2009. Mathias Maurer, nhà du hành vũ trụ người Đức gia nhập Cơ quan Vũ trụ Châu Âu vào năm 2015 cũng tham gia vào quá trình này.
Nguồn: The Guardian