Tuyên Quang thực hiện nhiều giải pháp bảo tồn đa dạng sinh học

* Vĩnh Long phát triển nguồn nhân lực xây dựng nông thôn mới Tỉnh Tuyên Quang đang thực hiện việc bảo tồn đa dạng sinh học giai đoạn (2013-2020), định hướng đến năm 2030, với tổng kinh phí khoảng hơn 105 tỷ đồng. Theo đó, tỉnh thành lập, kiện toàn Ban quản lý các khu bảo tồn thiên nhiên; tăng cường hợp tác với các viện nghiên cứu, các trường đại học, tiến hành điều tra, nghiên cứu, giám sát và phát triển đa dạng sinh học, đặc biệt là việc nghiên cứu tại các khu bảo tồn thiên nhiên.

Nghề làm gốm xuất khẩu thu hút nhiều lao động.

Nghề làm gốm xuất khẩu thu hút nhiều lao động.

Cùng với đó, tỉnh triển khai các trương trình, dự án bảo tồn dựa vào cộng đồng, phát triển du lịch sinh thái, thống kê đầy đủ các loài động vật, thực vật tại các khu bảo tồn Na Hang, Cham Chu, Khuôn Hà - Thương Lâm và Tân Trào; triển khai xây dựng mô hình quần chúng nhân dân bảo vệ thiên nhiên và đa dạng sinh học, hỗ trợ nghề nghiệp cho cộng đồng dân cư sống trong khu bảo tồn...

Tuyên Quang có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 587.700 ha; trong đó đất lâm nghiệp chiếm 76%; độ che phủ rừng đạt hơn 64%. Hệ sinh thái của Tuyên Quang được xếp hạng là một trong 223 hệ sinh thái giàu tính đa dạng sinh học nhất thế giới. Tỉnh đã xây dựng các khu bảo tồn thiên nhiên ở các địa phương như Sơn Dương, Na Hang, Hàm Yên... trong đó hệ sinh thái rừng nguyên sinh hoặc thứ sinh lâu năm có diện tích hơn 6.500 ha, với khoảng hai nghìn loài thực vật, có nhiều loài được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nhiều loài động, thực vật quý hiếm trên địa bàn tỉnh đang có nguy cơ bị đe dọa tuyệt chủng. Vì vậy, việc thực hiện bảo tồn đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu là một trong những yêu cầu cấp bách đối với tỉnh Tuyên Quang.

Ưu tiên đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã, phường, thị trấn; chủ động trong công tác chọn nguồn, tăng cường đào tạo theo địa chỉ, là các biện pháp tỉnh Vĩnh Long tập trung thực hiện từ nay đến năm 2015 để phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu chương trình xây dựng nông thôn mới. Tỉnh chỉ đạo các ngành, các cấp rà soát, đánh giá lại thực trạng đội ngũ cán bộ hiện có; dự kiến nhu cầu, khả năng phát triển để xây dựng quy hoạch và kế hoạch đào tạo đội ngũ cán bộ đủ số lượng, tiêu chuẩn và cơ cấu đồng bộ.

Năm 2013, tỉnh phối hợp với các trường đại học, học viện tổ chức chín lớp đào tạo lý luận chính trị cho hơn 900 cán bộ, tám lớp đào tạo chuyên môn, đào tạo sau đại học, ngoại ngữ... cho cán bộ trẻ, cán bộ nữ thuộc diện quy hoạch; thực hiện các chính sách hỗ trợ giúp cán bộ, công chức yên tâm tham gia các khóa học. Ban Chỉ đạo xây dựng nông thôn mới tỉnh Vĩnh Long kết hợp với TP Hồ Chí Minh tổ chức đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho gần 200 cán bộ các sở, ban, ngành, cán bộ cấp xã chuyên trách công tác xây dựng nông thôn mới; trong đó, tập trung bồi dưỡng các kỹ năng lãnh đạo, tạo sự đồng thuận của cộng đồng, kỹ năng tổ chức phong trào hành động, nhận diện nguồn lực, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới. Hiện, Vĩnh Long có 2.294 cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn trong đó tỷ lệ đạt chuẩn chuyên môn chiếm 81,65%, tỷ lệ đạt chuẩn về trình độ lý luận chính trị chiếm 66,56%. Tỉnh đã thu hút và bố trí 211 cán bộ có trình độ đại học về công tác tại các xã, phường, hỗ trợ các xã trong công tác xây dựng nông thôn mới. Tỉnh phấn đấu đến năm 2015 có 100% cán bộ lãnh đạo quản lý trưởng, phó ngành cấp tỉnh, huyện, thị xã, thành phố có trình độ đại học về chuyên môn, nghiệp vụ và trình độ cao cấp, cử nhân chính trị.

PV và TTXVN

Theo

Nguồn Nhân Dân: http://www.nhandan.org.vn/xahoi/tin-tuc/item/21299802-.html