Tuyên Quang xây dựng vùng nông nghiệp công nghệ cao
Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tỉnh Tuyên Quang tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển mạnh. Lĩnh vực trồng trọt chuyển dịch theo hướng áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Chăn nuôi đã chuyển dịch mạnh sang chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, trang trại, chăn nuôi an toàn và bảo vệ môi trường. Công tác trồng rừng được chú trọng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trong 5 năm đạt hơn bốn triệu mét khối, đáp ứng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh…
Thời gian qua, để nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp, tỉnh Tuyên Quang tập trung cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Nhờ đó, sản xuất nông nghiệp của tỉnh đã có bước phát triển mạnh. Lĩnh vực trồng trọt chuyển dịch theo hướng áp dụng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Chăn nuôi đã chuyển dịch mạnh sang chăn nuôi tập trung theo hướng gia trại, trang trại, chăn nuôi an toàn và bảo vệ môi trường. Công tác trồng rừng được chú trọng. Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng trong 5 năm đạt hơn bốn triệu mét khối, đáp ứng nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến gỗ của tỉnh…
Thời gian tới, tỉnh xác định tiếp tục cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Trên cơ sở khai thác thế mạnh của tỉnh, từng bước xây dựng vùng nông nghiệp công nghệ cao; đẩy mạnh ứng dụng khoa học - công nghệ cải tạo tầm vóc đàn đại gia súc, nhất là đàn trâu, bò; nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, khả năng cạnh tranh của ngành chăn nuôi; làm tốt công tác quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Cùng với đó, tỉnh sẽ tiếp tục duy trì tỷ lệ che phủ rừng, nâng cao giá trị dịch vụ môi trường rừng và ứng phó biến đổi khí hậu; thu hút đầu tư trồng cây dược liệu dưới tán rừng, phát triển du lịch sinh thái; ứng dụng công nghệ trong quản lý, sản xuất nông nghiệp, ứng dụng công nghệ cao sản xuất giống cây lâm nghiệp chu kỳ ngắn, năng suất, hiệu quả cao…
* Năm 2019, Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI) tỉnh An Giang đạt 44,37 điểm, xếp hạng 21/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, tăng bốn bậc so với năm 2018; nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm trung bình cao, xếp hạng 5/13 tỉnh, thành phố trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Dù tăng bậc nhưng tỉnh có 5/8 chỉ số nội dung giảm điểm so với năm 2018, như sự tham gia của người dân ở cấp cơ sở, công khai minh bạch, kiểm soát tham nhũng ở khu vực công, trách nhiệm giải trình với người dân và quản trị môi trường...
Năm 2020, tỉnh đặt mục tiêu phấn đấu nâng cao Chỉ số PAPI và đưa An Giang nằm trong nhóm các tỉnh, thành phố đạt điểm cao nhất. Để triển khai, tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương tập trung nâng cao sự hài lòng của người dân đối với sự quản lý, điều hành của chính quyền, nhất là cấp cơ sở xã, phường, thị trấn, khóm, ấp trên địa bàn. Lắng nghe, giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc và trả lời thỏa đáng những kiến nghị của người dân. Đối với chỉ số nội dung về kiểm soát tham nhũng trong khu vực công, đẩy mạnh công tác thanh tra, tập trung vào các lĩnh vực có nhiều dư luận về tiêu cực, tham nhũng, lãng phí; đôn đốc, đánh giá công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại tố cáo. Thực hiện tốt vai trò quản lý nhà nước theo chức năng, nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, địa phương; tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với cơ quan nhà nước. Trong đó, tập trung cải cách hành chính, cung ứng dịch vụ hành chính công mang tính phục vụ, lấy sự hài lòng của người dân làm thước đo cho hiệu quả, chất lượng hoạt động của cơ quan nhà nước.