Tuyển Trung Quốc không phải đối thủ quá tầm với Việt Nam

Sở hữu dàn cầu thủ nhập tịch chất lượng và nội binh tầm cỡ nhưng tuyển Trung Quốc không có hệ thống đủ tốt và linh hoạt để phát huy lợi thế này.

Vị trí bét bảng B sau hai lượt trận khiến tuyển Trung Quốc nhận chỉ trích dữ dội. Truyền thông Trung Quốc thậm chí coi nền bóng đá này "sẽ sụp đổ" nếu thua tiếp Việt Nam.

Trên thực tế, nếu theo dõi trên góc độ chiến thuật, có lý do để truyền thông chọn góc nhìn quan ngại về đội bóng của HLV Li Tie.

Điểm yếu của Trung Quốc

Trước Nhật Bản ở lượt trận thứ hai, Trung Quốc ra sân với sơ đồ 5-3-2. Trên lý thuyết, những tập thể áp dụng sơ đồ này luôn có xu hướng muốn kiểm soát thế trận bằng những đường chuyền từ hàng phòng ngự. Quân số đông trong vùng cấm địa cũng sẽ hạn chế các khoảng trống của hàng công đối phương.

 Sơ đồ 5-3-2 được Trung Quốc áp dụng. Các ngôi sao tấn công của Nhật Bản thường xuyên di chuyển vào khoảng trống giữa hai tuyến để đón bóng.

Sơ đồ 5-3-2 được Trung Quốc áp dụng. Các ngôi sao tấn công của Nhật Bản thường xuyên di chuyển vào khoảng trống giữa hai tuyến để đón bóng.

Hàng phòng ngự Trung Quốc bị đánh bại bởi các tình huống tấn công vỗ mặt trong phạm vi hẹp.

Tuy nhiên, Trung Quốc không làm được điều này. Bộ ba trung vệ của đội bóng này gần không chủ động chuyền bóng từ phần sân nhà để kiến tạo thế trận.

Cách triển khai bóng phổ biến trong trận đấu với Nhật Bản của Trung Quốc là phất bóng tới vị trí của trung phong mục tiêu (target man) Elkeson. Người đá cặp trên hàng công Wu Lei đã bày tỏ sự bực bội ra mắt với lối đá này khi anh thường xuyên bị đói bóng.

 Hình ảnh thường thấy của Trung Quốc trước Nhật Bản: Elkeson nhảy lên tranh bóng bổng và thua. Quyền sở hữu bóng sau đó về lại với Nhật Bản.

Hình ảnh thường thấy của Trung Quốc trước Nhật Bản: Elkeson nhảy lên tranh bóng bổng và thua. Quyền sở hữu bóng sau đó về lại với Nhật Bản.

Điểm yếu khác của Trung Quốc là ở vị trí tiền vệ trung tâm của số 15 Wu Xi. Trong sơ đồ 5-3-2 (hoặc 3-5-2 tùy vào thế trận), cầu thủ đá ở vị trí tiền vệ mỏ neo rất quan trọng khi đóng vai trò kéo bóng để kết nối với các cầu thủ còn lại. Để chơi được ở vị trí này, cầu thủ thường phải sở hữu khả năng chuyền bóng tốt, chịu được áp lực pressing của đối thủ.

Wu Xi thất bại toàn diện trong trận đấu với Nhật Bản trong vai trò này khi bị đối phương vây ráp. Ngay cả khi có bóng, Wu Xi cũng không kết nối được với các cầu thủ xung quanh.

Việc vô hiệu hóa hoàn toàn Wu Xi của Nhật Bản là một tham chiếu cho tuyển Việt Nam. Đội tuyển của HLV Hajime Moriyasu luôn cắt cử người gây áp lực tới tiền vệ này, và buộc các cầu thủ Trung Quốc phải sử dụng bóng dài.

 Wu Xi chịu áp lực lớn từ các cầu thủ Nhật Bản và bị vô hiệu hóa vai trò ở hàng tiền vệ.

Wu Xi chịu áp lực lớn từ các cầu thủ Nhật Bản và bị vô hiệu hóa vai trò ở hàng tiền vệ.

 Tiền vệ số 15 bị ngợp trước khả năng pressing tầm cao ấn tượng của Nhật Bản, kéo theo việc Trung Quốc chịu trận hoàn toàn trước đối thủ Đông Á.

Tiền vệ số 15 bị ngợp trước khả năng pressing tầm cao ấn tượng của Nhật Bản, kéo theo việc Trung Quốc chịu trận hoàn toàn trước đối thủ Đông Á.

 Vị trí này nhiều khả năng không phải sở trường của Wu Xi khi anh thường xuyên chọn vị trí lỗi, tạo điều kiện cho các cầu thủ Nhật Bản thoải mái triển khai bóng.

Vị trí này nhiều khả năng không phải sở trường của Wu Xi khi anh thường xuyên chọn vị trí lỗi, tạo điều kiện cho các cầu thủ Nhật Bản thoải mái triển khai bóng.

Việc chơi pressing tầm cao sẽ là chìa khóa để mở ra cơ hội trừng phạt những sai lầm kiểu này của tuyển Trung Quốc.

Sơ đồ tấn công của Trung Quốc

Song Nhật Bản thực tế là đối thủ vượt trội Trung Quốc về mọi mặt. Khả năng xử lý bóng trong phạm vi hẹp, tốc độ chuyền bóng của các ngôi sao áo xanh đều đạt tới ngưỡng lý tưởng. Để Việt Nam chạm tới ngưỡng khiến Trung Quốc co cụm bên phần sân nhà chịu trận không phải chuyện đơn giản.

Mặt khác, Trung Quốc cũng có những giây phút vùng dậy với thay đổi của Li Tie. Sau khi chịu trận trước Nhật Bản suốt 60 phút, HLV Li Tie chơi canh bạc tất tay khi tung những quân bài tấn công trên ghế dự bị như Aloisio và Alan vào sân. Sơ đồ từ 5-3-2 chuyển thành 4-2-4.

 Trung Quốc chuyển sang chơi 4-4-2 (4-2-4) sau khi tung hai tiền đạo Alan và Aloisio vào sân trong hiệp 2.

Trung Quốc chuyển sang chơi 4-4-2 (4-2-4) sau khi tung hai tiền đạo Alan và Aloisio vào sân trong hiệp 2.

 Sự cơ đồng của các nhân tố mới giúp Trung Quốc gây ra khó khăn chút ít cho Nhật Bản bằng các pha gây sức ép từ phần sân nhà.

Sự cơ đồng của các nhân tố mới giúp Trung Quốc gây ra khó khăn chút ít cho Nhật Bản bằng các pha gây sức ép từ phần sân nhà.

Với sơ đồ thiên về tấn công 4-2-4, Trung Quốc tận dụng được khả năng của Wu Lei ở vị trí tiền đạo cánh phải. Đội bóng này tạo ra vài tình huống lên bóng nguy hiểm trước khi lại chịu trận trước hệ thống vượt trội hơn về mọi mặt của đội bóng Đông Á, khi hàng tiền vệ với chỉ 2 người không cầm nổi bóng trước đối thủ trội hơn về kỹ chiến thuật.

Sau trận thua trước Nhật Bản, báo chí Trung Quốc tiết lộ điểm yếu lớn nhất của tập thể dưới quyền HLV Li Tie là tinh thần. Các cầu thủ Trung Quốc đều khớp trước sự vượt trội của Nhật Bản và chọn cách phá bóng thật nhanh thay vì chờ đợ phối hợp và tìm cơ hội.

Việt Nam không phải tập thể ở tầm cỡ Nhật Bản. Và cũng không dễ để HLV Park Hang-seo yêu cầu các học trò chơi bóng chủ động pressing tầm cao và tấn công vào những khoảng trống dù nhỏ nhất của Trung Quốc như cách Nhật Bản đã làm.

Song cách đưa những nhân tố nhỏ người, di chuyển khéo vào khoảng trống giữa các tuyến của Trung Quốc để tấn công là chỉ báo tốt để tuyển Việt Nam học hỏi. Quang Hải, Công Phượng hay Phan Văn Đức là những nhân tố thích hợp trong lối chơi này.

Nếu Trung Quốc chơi với sơ đồ 5-3-2 như trước Nhật Bản, chúng ta sẽ có thời cơ lớn nếu tấn công được vào vị trí tiền vệ mỏ neo của đội bóng này (nhiều khả năng là Zhongguo Chi).

Nếu Li Tie chơi canh bạc tất tay khi áp dụng sơ đồ 4-2-4 từ đầu, cơ hội cho Việt Nam càng lớn hơn khi được chơi phòng ngự phản công sở trường và đàn áp được tuyến giữa thiếu đi tiền vệ đội trưởng Wu Xi.

Nhìn chung, Trung Quốc không quá mạnh, nếu không muốn nói là thi đấu thiếu tương xứng với danh tiếng cũng như tiềm lực. Thầy trò Park Hang-seo có quyền hy vọng tới việc có điểm trước đối thủ này nếu chơi với đấu pháp hợp lý.

 Tuyển Việt Nam sẽ đấu với Trung Quốc lúc 0h ngày 8/10. Đồ họa: Minh Phúc.

Tuyển Việt Nam sẽ đấu với Trung Quốc lúc 0h ngày 8/10. Đồ họa: Minh Phúc.

Indra Putra: 'Tuyển Việt Nam ở đẳng cấp khác' Tiền đạo từng chơi 53 trận cho tuyển Malaysia, nhận định hàng thủ Việt Nam dưới thời huấn luyện viên Park Hang-seo đã khác nhiều so với trước đây.

Nhật Anh

Nguồn Znews: https://zingnews.vn/tuyen-trung-quoc-khong-phai-doi-thu-qua-tam-voi-viet-nam-post1268612.html