Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng
Chiều ngày 28/6, Sở Khoa học và Công nghệ (KH-CN) Trà Vinh tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về quản lý đo lường trong kinh doanh vàng và quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ lưu thông trên thị trường cho các tổ chức, cá nhân sản xuất, mua, bán vàng trang sức mỹ nghệ và kinh doanh mua, bán vàng miếng trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.
Tham dự có các đồng chí: Trần Văn Út Tám, Phó Giám đốc Sở KH-CN Trà Vinh; Nguyễn Văn Nhu, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh; Trần Công Thành, Phó Cục trưởng Cục Thuế Trà Vinh cùng với lãnh đạo Cục Quản lý thị trường tỉnh Trà Vinh; Phòng Cảnh sát Kinh tế - Công an tỉnh Trà Vinh; đại diện 165 tổ chức, cá nhân có kinh doanh vàng trong tỉnh.
Thông tin từ đồng chí Nguyễn Văn Nhu, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh, hiện trên địa bàn tỉnh có 161 doanh nghiệp được Ngân hàng nhà nước Việt Nam chi nhánh tỉnh Trà Vinh cấp phép sản xuất, kinh doanh vàng.
Đại biểu được các đơn vị nghiệp vụ triển khai về nội dung của Quy định về đo lường trong kinh doanh vàng; Quy định về quản lý chất lượng vàng trang sức, mỹ nghệ (Thông tư số 22/2013/TT-BKHCN) về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa và các lĩnh vực khác có liên quan như Nghi ̣định số 119/2017/NĐ- CP, ngày 01/11/2017 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
Đối với các hành vi vi phạm trong sử dụng phương tiện đo nhóm 2 (Quy định tại Điều 10 Nghi ̣định số 119/2017/NĐ-CP và khoản 17, 18 Điều 2 Nghị định số 126/2021/NĐ- CP): với mức phạt vi phạm từ 500.000 đồng đến 100 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này. Đình chỉ hoạt động kinh doanh từ 01- 03 tháng đối với vi phạm quy định tại khoản 4 Điều này. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc kiểm định lại phương tiện đo trước khi tiếp tục sử dụng đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1, khoản 2 Điều này. Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 3, các điểm b và c khoản 4 Điều này.
Vi phạm về đo lường đối với phép đo nhóm 2 (Quy định tại Điều 14 Nghi ̣định số 119/2017/NĐ-CP và khoản 21, 22 Điều 2 Nghi ̣định số 126/2021/NĐ-CP).
Vi phạm quy định về công bố tiêu chuẩn áp dụng và vi phạm về chất lượng hàng hóa (Điều 17; điểm a khoản 1 Điều 20 Nghi ̣định số 119/2017/NĐ-CP và khoản 31 Điều 2 Nghị định số 126/2021/NĐ-CP).
Vi phạm về cung cấp thông tin không trung thực, sai sự thật về giấy tờ, tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa (Điều 24 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP và khoản 40, 41 Điều 2 Nghị định số 126/2021/NĐ-CP).
Vi phạm quy định về ghi nhãn hàng hóa trong kinh doanh sản phẩm, hàng hóa (Điều 30 Nghị định số 119/2017/NĐ- CP và khoản 46, 47 Điều 2 Nghi ̣định số 126/2021/NĐ- CP).
Vi phạm quy định về nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa hoặc nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn theo tính chất hàng hóa (Điều 31 Nghị định số 119/2017/NĐ-CP và khoản 48, 49, 50, 51, 52, 53, 54 Điều 2 Nghị định số 126/2021/NĐ-CP)… Với các vi phạm ở từng lĩnh vực có các mức phạt vi phạm; hình thức xử phạt bổ sung; biện pháp khắc phục hậu quả…
Tin, ảnh: HỮU HUỆ