Tuyệt chiêu là quần áo siêu nhanh, siêu phẳng bất chấp các loại vải

Bỏ túi những kinh nghiệm này kèm thêm sự khéo léo là bạn có thể biến quần áo trở nên tươm tất, thẳng thớm trong nháy mắt.

Quần áo nhăn nheo là một trong những điều khiến chị em nội trợ khó chịu, khiến họ mất tự tin với người đối diện.

Tuy nhiên là quần áo không phải là công việc dễ dàng như nhiều người vẫn tưởng. Trái lại, nó là một công việc đòi hỏi người thực hiện nhiều kiên nhẫn và khéo léo.

Xin mách các bạn một vài phương pháp để "chế ngự" các loại vải.

Điều chỉnh nhiệt với từng loại vải khác nhau

Không phải chất liệu vải nào bạn cũng sẽ ủi với cách thức và nhiệt độ giống nhau. Tùy vào từng chất liệu vải, bạn nên điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp như sau:

- Đối với vải lanh: điều chỉnh nhiệt độ đến 240 độ C.

- Đối với vải bông: điều chỉnh nhiệt độ đến 204 độ C.

- Đối với vải tơ nhân tạo: điều chỉnh nhiệt độ đến 190 độ C.

- Đối với vải len và lụa: điều chỉnh nhiệt độ đến 148 độ C.

- Đối với vải sợi Acrylic, vải bóng và nilon: điều chỉnh nhiệt độ đến 135 độ C.

Cách là quần áo với từng loại vải khác nhau

Là đồ vải thông thường: Muốn là áo quần bằng vải, các bạn phải dùng bàn là nóng và là nhanh. Trước khi là bạn nên phun nước sơ qua cho áo quần ẩm để rút ngắn thời gian là.

Là tơ nhân tạo: Đối với to nhân tạo thì các bạn chỉ nên dùng bàn là tuyệt đối không nên phun nước. Các bạn có thể là từ từ và nhẹ nhàng.

Là hàng lụa: Phương pháp là hàng lục cũng gần giống phương pháp là vải. Tuy nhiên, trong khi là hàng lụa, người ta thường ít phun nước hay nếu có phun thì cũng phun thật ít.

Hàng lụa mỏng, vì thế nên phải là thật nhanh và bàn là nóng vừa đủ, không quá nóng.

Là len, dạ: Len dạ là những thứ vải dày, khi là khó hỏng. Tuy nhiên, len dạ lại có một lớp lông tơ mỏng và mềm trên mặt. Vì thế, nếu không khéo léo, lớp lông tơ này sẽ bị cháy hoặc bị hỏng làm mất đi nhiều giá trị của len, dạ.

Lưu ý khi là len, dạ: Nên dùng bàn là thật nóng. Đồng thời, khi là các bạn nên lấy một cái khăn nhúng nước, vắt kỹ trải lên len hay dạ. Các bạn là thật mạnh tay lên mặt khăn ướt này.

Là cong, các bạn bỏ khăn ra, lớp lông tơ trên len hay dạ không bị hư hao gì. Đã vậy, những bụi bặm bám trên len, dạ sẽ dính vào khăn. Sau đó bạn dùng một bàn chải mềm chải lên bề mặt len, dạ.

Là đồ nhung: Nhung là một loại hàng khí là vô cùng. Nhung sở dĩ đẹp, có giá trị là nhờ lớp tuyết mềm mại ở bên ngoài. Vì thế, nếu là không cẩn thận, lớp tuyết bị nằm ẹp xuống, nhung sẽ không còn giá trị gì nữa.

Muốn là nhung, người ta không bao giờ là trực tiếp trên bề mặt như là những loại vải khác, mà người ta là trên mặt trái của nhung bằng bàn là ẩm và là thật nhẹ.

Là đăng ten: Khi là đăng ten cần phải khéo léo và cẩn thận vì đăng ten rất dễ bị cháy và bị hư.

Các bạn nên là bằng bàn là ấm và phải thật nhanh tay. Có như vậy, đăng ten mới còn giữ được vẻ mềm mại.

Là cà vạt: Phương pháp mà các bà nội trợ phương Tây vẫn thường áp dụng khi là cà vạt là trước khi giặt cà vạt, nên lấy một miếng giấy carton cắt theo hình cà vạt. Khi giặt xong, các bạn nên lấy miếng carton đó luồn ào trong cà vạt dể như vậy phơi khô.

Khi cà vạt khô, các bạn lấy miếng carton ra mà không cần phải là.

Cách là các đồ thêu: Áo dài, vỏ gối... có thêu nổi, cần phải cẩn trọng khi là. Nên là mặt trái trước, sau đó mới là bề mặt. Nhớ phải lót phía dưới một lớp nỉ dày, để chỗ thêu không bị xẹp xuống.

Cách là đồ đan hoặc dệt bằng sợi bông: Khi là loại đồ này, cần phải đẩy bàn là theo chiều mũi đan, không được phun nước khi là. Nếu đồ khô quá, có thể cuộn nó trong cái khăn ẩm.

Là lụa tơ tằm: Quần áo lụa tơ tằm nói chung rất khó là phẳng. Bạn có thể phun một ít nước, cho vào túi ni-lông, sau lại cho vào tủ lạnh, mấy phút sau lấy ra, như vậy sẽ dễ là phẳng.

Nguồn GD&TĐ: https://giaoducthoidai.vn/gia-dinh/tuyet-chieu-la-quan-ao-sieu-nhanh-sieu-phang-bat-chap-cac-loai-vai-KzpQPb8Gg.html