Vào tháng 7/2020, chính phủ Anh cuối cùng đã quyết định loại nhà sản xuất thiết bị Trung Quốc Huawei khỏi mạng viễn thông 5G trong tương lai, sau khi bất đồng với chính quyền Trump, vốn đã đe dọa không triển khai máy bay chiến đấu F-35 ở Anh.
"Huawei và các công ty công nghệ Trung Quốc, được nhà nước hậu thuẫn, khác gì những con tàu cho tình báo Trung Quốc", Mike Pompeo, lúc đó là Ngoại trưởng Mỹ nhấn mạnh.
Được thành lập bởi một cựu sĩ quan của Quân đội Trung Quốc (PLA), tập đoàn Huawei bị cáo buộc có quan hệ mật thiết với tình báo Trung Quốc. Do đó, Mỹ kiên quyết tiến hành loại trừ công ty này, khỏi mạng 5G của các thành viên NATO.
Không chỉ yêu cầu loại Huawei ra khỏi các quốc gia NATO, theo Bloomberg, Mỹ đã yêu cầu Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), bỏ tất cả thiết bị do Huawei cung cấp khỏi mạng 5G của họ, trong vòng bốn năm tới; để đổi lấy việc Mỹ bán cho 50 chiếc tiêm kích F-35A và 18 máy bay không người lái MQ-9B.
Trong những tuần cuối cùng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Trump, UAE và Mỹ đã ký một số hợp đồng vũ khí, với tổng trị giá 23 tỷ USD. Điều này đã làm dấy lên những lời chỉ trích mạnh mẽ trong Quốc hội, nhất là Đảng Dân chủ đối lập.
Trong số các lập luận mà những người phản đối việc bán vũ khí cho UAE đưa ra, có nguy cơ trao quyền tiếp cận công nghệ F-35 và MQ-9B cho Trung Quốc và Nga, hai quốc gia có mối quan hệ gần gũi nhất định với UAE.
Các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội đã chỉ trích gay gắt thỏa thuận này. Tuy nhiên, không có nghị quyết nào trong số này được thông qua. Nhưng một trong những quyết định đầu tiên của chính quyền Biden, là đình chỉ các hợp đồng này để xem xét lại.
Cho đến nay, sự hiện diện của Huawei trong mạng 5G của UAE không liên quan gì tới hợp đồng vũ khí của UAE; trong khi tập đoàn Huawei Trung Quốc đã được nhà mạng Etisalat lựa chọn vào năm 2019. Câu hỏi được đặt ra là, hợp đồng với Huawei có trước khi UAE ký hợp đồng mua F-35.
Hiện Mỹ có hai căn cứ không quân tại UAE (căn cứ ở Al Minhad và Al-Dhafra); những chiếc F-35A lần đầu tiên được triển khai ở đó vào tháng 4/2019. Ngoài ra, căn cứ Hải quân Fujairah đóng vai trò như một điểm hỗ trợ cho Hải quân Mỹ.
Mỹ đã nhiều lần kêu gọi các đối tác của mình, đáp ứng các “tiêu chuẩn bất thành văn” về quan hệ đối tác và hợp tác buôn bán vũ khí. Tuy nhiên, chính quyền Biden có ý định sử dụng việc bán F-35A và MQ-9B, để đẩy Huawei ra khỏi các mạng viễn thông của UAE.
“Mặc dù mạng lưới liên lạc của máy bay F-35, được coi là có tính bảo mật cao, trước việc Trung Quốc nghe trộm; nhưng sự hiện diện của Huawei trong mạng 5G của UAE, có thể cho phép Trung Quốc theo dõi phi công và các nhà thầu phụ … trong các căn cứ, mà F-35 sẽ được triển khai” Bloomberg viết.
Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo của UAE cho rằng, sẽ mất nhiều thời gian hơn để tìm ra giải pháp thay thế cho Huawei. Và theo thông tin, họ “bày tỏ rõ ràng sự không hài lòng với yêu cầu” từ Washington. Và "sự khác biệt nghiêm trọng đến mức vẫn không có gì đảm bảo" về việc bán máy bay chiến đấu F-35A cho UAE.
Tuy nhiên, luật "bất thành văn" của Mỹ với việc phải lựa chọn 5G từ Huawei hoặc F-35, chưa chắc đã làm khó được UAE; mặc dù J-20 của Trung Quốc mặc dù không phải là “hàng xuất khẩu” được ưu tiên, nhưng vẫn còn đó Su-57 của Nga, có tính năng còn vượt trội F-35A của Mỹ.
Do đó, áp lực này từ Washington liên quan đến Huawei có thể chưa chắc đã làm khó được UAE. Và chưa biết, UAE sẽ thay đổi kế hoạch của họ để chọn máy bay thế hệ 4++ như Rafale của Pháp; như vậy Mỹ "già néo đứt dây", vô tình làm lợi cho Pháp. Nguồn ảnh: BI.
Tiêm kích F-35B với khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng cực độc. Nguồn: USAF.
Tiến Minh