UAE đang nối bước theo sau sự dẫn đầu của hai quốc gia Ả Rập khác ở Trung Đông trong việc khai thác máy bay phản lực Rafale. UAE là quốc gia thứ ba sau đối thủ vùng Vịnh Qatar đã mua 36 chiếc và Ai Cập đã đặt hàng hơn 50 chiếc.
Các quan chức của Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) hôm 3/12 đã ký một thỏa thuận mang tính lịch sử khi mua 80 máy bay chiến đấu Rafale do Pháp sản xuất, các quan chức nước này cho biết ngay sau chuyến thăm của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tới quốc gia vùng Vịnh.
Đơn đặt hàng trị giá 16 tỷ Euro (tương đương 18 tỷ USD). Hợp đồng này là thương vụ mua số lượng lớn máy bay lớn nhất kể từ khi Rafale đi vào hoạt động từ năm 2004. Trong thời gian trước khi công bố, nhiều chuyên gia dự đoán rằng đơn đặt hàng sẽ có từ 30 đến 60 chiếc máy bay.
Tổng thống Pháp cho biết, ngoài các máy bay phản lực, UAE cũng đã đồng ý mua 12 máy bay trực thăng vận tải quân sự Caracal từ Airbus. Đây là kết quả của quan hệ đối tác chiến lược giữa hai nước và nhằm củng cố năng lực hành động cùng nhau vì quyền tự chủ và an ninh mỗi nước.
Rafale là chiếc máy bay hoàn toàn "toàn năng" duy nhất trên thế giới, có thể hoạt động từ các căn cứ trên bộ cho đến tàu sân bay, có khả năng tải trọng nặng gấp 1,5 lần trọng lượng của nó.
Rafale đã được thiết kế để thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ của một máy bay chiến đấu như đánh chặn và không chiến với súng 30 mm, tên lửa Mica IR/EM và tên lửa Meteor. Hỗ trợ lực lượng mặt đất bằng hỏa lực súng 30 mm, bom dẫn đường bằng laser GBU và bom dẫn đường GPS AASM.
Rafale có thể tấn công sâu bằng tên lửa hành trình Scalp-Storm Shadow, trên biển thì máy bay sử dụng tên lửa Exocet AM39 Block 2 và các vũ khí không đối đất khác.
Ngoài ra máy bay có thể tham gia nhiệm vụ trinh sát chiến thuật và chiến lược thời gian thực bằng cách sử dụng Areos pod. Tiếp nhiên liệu cho máy bay khác trên chuyến bay. Răn đe hạt nhân bằng tên lửa ASMP-A.
Ngoài ra máy bay có thể tham gia nhiệm vụ trinh sát chiến thuật và chiến lược thời gian thực bằng cách sử dụng Areos pod. Tiếp nhiên liệu cho máy bay khác trên chuyến bay. Răn đe hạt nhân bằng tên lửa ASMP-A.
Rafale đã chứng minh được khả năng của mình trong các hoạt động bên ngoài ở nhiều chiến trường khác nhau như Afghanistan, Libya, Mali, Iraq và Syria. Trong số 180 chiếc do Pháp đặt hàng tính đến thời điểm hiện tại, 152 chiếc đã được chuyển giao.
Phi đội bay Rafale hiện có tổng cộng gần 270.000 giờ bay, trong đó có 40.000 giờ hoạt động. Tổng cộng tính đến trước khi có đơn đặt hàng từ UAE thì đã có 96 máy bay Rafale được đặt hàng bởi Ai Cập, Qatar và Ấn Độ.
Các cuộc đàm phán về mua máy bay chiến đấu Rafale đang diễn ra giữa UAE và các nhà cung cấp của Pháp kéo dài trong hơn một thập kỷ. Thỏa thuận được ký kết khi Tổng thống Pháp Macron trong ngày đầu tiên của chuyến thăm đến Vùng Vịnh - đã hội đàm với Thái tử Abu Dhabi, Mohammed bin Zayed.
Vào năm 2011, Abu Dhabi đã công khai từ chối đề nghị cung cấp khoảng 60 máy bay phản lực Rafale của Pháp với lý do "máy bay không đủ sức cạnh tranh". Vụ đề nghị đó của Pháp nhằm thay thế 60 máy bay phản lực Mirage 2000-9 mà UAE mua từ Pháp vào năm 1998.
Rafale đã tìm thấy thị trường của mình tại khu vực vùng Vịnh khi bán cho Qatar 36 chiếc và Ai Cập đã đặt hàng 24 chiếc đầu tiên vào năm 2015, tiếp theo là 30 chiếc vào đầu năm nay.
Các máy bay mô hình Rafale F4 vẫn đang trong quá trình phát triển trị giá 2 tỷ euro dự kiến hoàn thành vào năm 2024. Chúng sẽ được chuyển giao cho UAE từ năm 2027. Tập đoàn Dassault Aviation cũng đã bán các máy bay Rafale cho Ấn Độ, Hy Lạp và Croatia.
Một báo cáo của Quốc hội Pháp cho thấy, với tổng giá trị kinh doanh khoảng 4,7 tỷ euro từ 2011-2020, UAE đã là khách hàng lớn thứ năm của ngành công nghiệp quốc phòng Pháp. Nguồn ảnh: Pinterest.
Thái Hòa