UAV khổng lồ Tu-141 Liên Xô vẫn cực kỳ nguy hiểm

Trinh sát cơ không người lái (UAV) Tu-141 của Liên Xô dù ra đời đã lâu, nhưng nhờ các cải tiến sâu rộng, dòng UAV khổng lồ này vẫn cực kỳ nguy hiểm trong tác chiến hiện đại.

Máy bay trinh sát không người lái Tu-141 Swift bay lần đầu vào năm 1974 và đi vào sản xuất năm 1979 và đưa vào phục vụ năm 1983.

Mặc dù được phát triển bởi Phòng thiết kế Tupolev, nhưng nó được sản xuất hàng loạt tại Nhà máy máy bay Kharkiv ở Ukraine.

Trong 10 năm từ 1979 đến 1989, có tổng cộng 152 chiếc Tu-141 đã được sản xuất.

Sau khi Liên Xô giải thể, toàn bộ hồ sơ, tài liệu phát triển máy bay trinh sát không người lái Tu-141 được giao hoàn toàn cho Ukraine.

Sau khi Liên Xô giải thể, toàn bộ hồ sơ, tài liệu phát triển máy bay trinh sát không người lái Tu-141 được giao hoàn toàn cho Ukraine.

Tuy nhiên vẫn có tin quân đội Nga vẫn được trang bị một số chiếc loại này.

Vì nhà sản xuất này được đặt tại Ukraine nên số ít Tu-141 trong quân đội Nga sau khi hết niên hạn sử dụng chỉ được dùng làm máy bay mục tiêu (bia bắn tập).

Vì nhà sản xuất này được đặt tại Ukraine nên số ít Tu-141 trong quân đội Nga sau khi hết niên hạn sử dụng chỉ được dùng làm máy bay mục tiêu (bia bắn tập).

Trong khi Ukraine vẫn sử dụng Tu-141 Swift cho nhiệm vụ trinh sát.

Sau đó Ukraine còn cải tạo loại trinh sát cơ này để biến thành UAV cảm tử.

Ukraine cũng đã cải tiến để dòng máy bay không người lái này có thể bay xa hơn.

Ngoài ra cũng trang bị thiết bị thiện tử hiện đại để có thể điều chỉnh dòng máy bay không người lái này cơ động hơn để né các hệ thống phòng không.

Tu-141 Swift có sải cánh 3,88 mét, dài 14,33 mét và cao 2,44 mét, nặng 5,3 tấn, sử dụng động cơ phản lực.

Được trang bị động cơ Tumansky KR-17A, UAV này có thể đạt vận tốc tối đa lên tới 1.100 km/h, tầm bay 1.000 km và trần bay 6.000 m.

Tu-141 Swift được phóng từ một bệ được gắn trên rơ-moóc bằng tên lửa đẩy thuốc phóng rắn.

Tu-141 Swift hạ cánh bằng dù, thay vì đường băng như máy bay thông thường.

Tu-141 Swift hạ cánh bằng dù, thay vì đường băng như máy bay thông thường.

Chiếc UAV do Liên Xô sản xuất này được trang bị máy ảnh phim, máy ảnh hồng ngoại kèm radar mô phỏng địa hình, nhưng có thể loại bỏ các thiết bị trinh sát để chứa bom.

Chiếc UAV do Liên Xô sản xuất này được trang bị máy ảnh phim, máy ảnh hồng ngoại kèm radar mô phỏng địa hình, nhưng có thể loại bỏ các thiết bị trinh sát để chứa bom.

Có thể nói, với những cải tiến sâu rộng, dòng UAV khổng lồ Tu-141 Swift vẫn cực kỳ nguy hiểm trong tác chiến hiện đại và chúng đã thể hiện điều này trong xung đột Đông Âu đang diễn ra.

Có thể nói, với những cải tiến sâu rộng, dòng UAV khổng lồ Tu-141 Swift vẫn cực kỳ nguy hiểm trong tác chiến hiện đại và chúng đã thể hiện điều này trong xung đột Đông Âu đang diễn ra.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/uav-khong-lo-tu-141-lien-xo-van-cuc-ky-nguy-hiem-post535136.antd