UAV Nhóm 3 – Mối đe dọa khó chịu nhất trên chiến trường

Cuộc chiến chống UAV nói chung và UAV Nhóm 3 nói riêng bằng tiêm kích đánh chặn đắt tiền là một 'cuộc chiến không thể thắng' xét về mặt chi phí, và quân đội cần tìm cách khác, ví dụ như vũ khí laser.

Hệ thống bay/máy bay không người lái (UAS/UAV/drone) cỡ trung Nhóm 3 chiếm một vị trí trung gian "khó chịu" giữa drone cỡ nhỏ có thể dễ dàng bị bắn hạ bởi các vũ khí tự vệ – và drone cỡ lớn cần các hệ thống phòng không để khắc chế, theo Thiếu tướng David Stewart, người đứng đầu đơn vị phụ trách về công nghệ thông tin của Thủy quân Lục chiến Mỹ.

Trong bối cảnh tác chiến bằng drone ngày càng gia tăng trên các chiến trường như Ukraine hay Trung Đông, các sĩ quan Lục quân Mỹ chuyên lập kế hoạch chống lại các cuộc tấn công bằng UAV vào quân đội coi các nền tảng không người lái cỡ trung là mối đe dọa lớn nhất.

Vai trò của UAV sẽ chỉ ngày càng tăng trong chiến tranh hiện đại, đòi hỏi các lực lượng quân đội phải nhanh chóng thích ứng ngay từ bây giờ. Ảnh: CEPA

Vai trò của UAV sẽ chỉ ngày càng tăng trong chiến tranh hiện đại, đòi hỏi các lực lượng quân đội phải nhanh chóng thích ứng ngay từ bây giờ. Ảnh: CEPA

Binh sĩ Ukraine điều khiển UAV trên chiến trường Donbass, tháng 2/2023. Ảnh: CEPA

Binh sĩ Ukraine điều khiển UAV trên chiến trường Donbass, tháng 2/2023. Ảnh: CEPA

"UAV Nhóm 3 vẫn là một trong những mối đe dọa thách thức nhất mà chúng ta phải đối mặt về khả năng và sau đó là vũ khí/thiết bị chúng có thể mang theo, cũng như phạm vi tiếp cận", Thiếu tướng David Stewart, Giám đốc Văn phòng Chống UAS Hỗn hợp, cho biết trong một hội thảo tại Hội nghị và Triển lãm thường niên của Hiệp hội Lục quân Mỹ (AUSA) ở Washington, D.C. hôm 14/10.

Để hiểu hơn về các nhóm UAV, Lầu Năm Góc phân loại chúng thành 5 loại khác nhau, từ UAV Nhóm 1 là loại nhỏ nhất đến UAV Nhóm 5 là loại lớn nhất.

Trình bày biểu đồ phân loại các mối đe dọa không người lái từ 5 nhóm được phân loại, ông Stewart giải thích, trong khi UAV Nhóm 1 và Nhóm 2 có thể dễ dàng bị bắn hạ bởi các vũ khí nhỏ, thì UAV Nhóm 4 và Nhóm 5 là mục tiêu của các "nhiệm vụ phòng không" hoặc "nhiệm vụ có chỉ huy của Lực lượng đặc nhiệm hỗn hợp JTF".

Nhưng UAV Nhóm 3 – ví dụ như UAV Shahed-136 đang được sử dụng rộng rãi trên chiến trường Ukraine – chiếm một vị trí "khó chịu" hơn: Nằm ở đâu đó giữa khả năng tự vệ và khả năng phòng không.

Những chiếc drone Nhóm 3 như vậy đủ lớn để có thể mang theo tải trọng đáng kể và bay xa hơn các hệ thống nhỏ hơn, và cần có máy bay đánh chặn chuyên dụng để bắn hạ chúng.

Điều đáng nói, các tiêm kích đánh chặn đắt hơn so với các mối đe dọa mà chúng đang tiêu diệt. Ví dụ về các máy bay có thể "diệt gọn" UAV Nhóm 3 bao gồm Coyote của RTX và Roadrunner của Anduril.

Triển khai vũ khí laser từ máy bay không còn là ý tưởng xa vời. Ảnh: CASS

Triển khai vũ khí laser từ máy bay không còn là ý tưởng xa vời. Ảnh: CASS

Các tiêm kích đánh chặn luôn đắt tiền hơn so với các mối đe dọa mà chúng đang tiêu diệt là UAV và drone. Ảnh: Unmanned Airspace

Các tiêm kích đánh chặn luôn đắt tiền hơn so với các mối đe dọa mà chúng đang tiêu diệt là UAV và drone. Ảnh: Unmanned Airspace

Vũ khí laser đang trở thành yếu tố thay đổi cuộc chơi trong cuộc chiến chống mối đe dọa mới nổi UAV. Ảnh: WSJ

Vũ khí laser đang trở thành yếu tố thay đổi cuộc chơi trong cuộc chiến chống mối đe dọa mới nổi UAV. Ảnh: WSJ

Nhấn mạnh mức giá sơ bộ khoảng 120.000 USD cho mỗi máy bay Coyote, Thiếu tướng Frank Lozano, giám đốc điều hành chương trình tên lửa và không gian của quân đội Mỹ, cho biết, "Chúng ta sẽ không thắng được cuộc chiến chống UAV về đường cong chi phí, nếu về lâu về dài tất cả những gì chúng ta làm là giải quyết mối đe dọa này bằng động lực học".

Theo đó, các quan chức quân sự Mỹ đồng ý rằng cần một phương pháp phòng thủ nhiều lớp, kết hợp các hệ thống động lực học và phi động lực học.

Đặc biệt, vũ khí laser có thể trở thành "yếu tố thay đổi cuộc chơi" trong công nghệ phòng thủ, vì chúng tương đối rẻ để vận hành so với các hệ thống động lực học.

Nhìn về phía trước, Thiếu tướng Stewart cho biết, các mối đe dọa không người lái không còn chỉ đến từ trên không nữa, mà có thể đến từ trên bộ và trên biển.

"Bộ Quốc phòng Mỹ đang hướng tới một cuộc chiến chống UXS, tức là bao gồm toàn bộ các hệ thống không người lái trên không, trên biển và trên bộ", ông nói. "Vì vậy, khi coi vấn đề này như một bộ phận, chúng tôi thực sự thấy rằng mối đe dọa không người lái đến từ mọi khu vực khác nhau".

Minh Đức(Theo Breaking Defense)

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Công Nghệ xem các tin, bài liên quan

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/uav-nhom-3-moi-de-doa-kho-chiu-nhat-tren-chien-truong-204241018152149342.htm