Ukraine bán tên lửa chống hạm cho nước Đông Nam Á nào?
Theo Defence-blog, Tập đoàn nhập khẩu vũ khí nhà nước Ukroboronprom của Ukraine đã ký bản ghi nhớ về việc cung cấp các hệ thống Neptune cho Indonesia.
Việc thỏa thuận được ký kết đồng nghĩa với việc Indonesia trở thành khách hàng nước ngoài đầu tiên mua hệ thống chống hạm do Ukraine phát triển.
Biên bản ghi nhớ trên được ký kết sau các cuộc đàm phán kéo dài giữa Ukraine và Indonesia, trong đó các chuyên gia Ukraine đã thuyết phục được người Indonesia về lợi thế của một số loại vũ khí Ukraine sản xuất.
Đánh giá về tên lửa chống hạm Neptune Indonesia quyết định mua về, chuyên gia quân sự Nga Igor Korotchenko, cho rằng Neptune chỉ là bản sao của X-35 (thời Liên Xô) và dễ bị đánh chặn.
Vị chuyên gia này lưu ý, hiện nay tình trạng tài chính của Ukraine khiến việc sản xuất hàng loạt tên lửa R-360 Neptune gặp khó khăn. Vì vậy, một khí hợp đồng chính thức được ký kết, chưa lấy gì làm đảm bảo ra nhà sản xuất có thể giao hàng đúng kế hoạch.
Đặc biệt, hiện nay nhà máy nhiên liệu rắn duy nhất cho khu phức hợp của Ukraine đã ngừng hoạt động. Theo chuyên gia Nga, Neptune mà Ukraine mới chế tạo và ca ngợi hết lời, thực chất là phiên bản sao chép từ tên lửa hành trình chống hạm Kh-35 (X-35) Uran của Liên Xô nên công nghệ của chúng không còn mới trong chiến tranh hiện đại.
Vì chúng có nhiều điểm tương đồng với dòng Kh-35 cải tiến của Nga nên không khó để Moscow tìm ra cách khắc chế. Từ hình dáng, kích thước hầu như tên lửa Nepture không có nhiều khác biệt với Kh-35 mà Nga đang có.
Cũng giống như Kh-35, tên lửa Nepture có trọng lượng từ 520-610kg tùy theo từng phiên bản. Chiều dài của loại tên lửa này vào khoảng 3,8-4,4m, đường kính 0,42m và sải cánh 1,3m.
Toàn bộ tổ hợp R-360 Neptune bao gồm cơ cấu phóng USPU-360, thùng chứa tên lửa TPK-360, xe phát điện TZM-360 cùng với phương tiện vận tải TM-360. Tên lửa hành trình R-360 Neptune có đầu đạn nặng 150 kg, tầm bắn lên tới 280 km và tốc độ khoảng 900 km/h.