Vào tháng 4/2021, Nga đã tiến hành một đợt tăng cường quân sự khổng lồ cách biên giới với Ukraine khoảng 100 km, điều này làm gia tăng căng thẳng gây ra giao tranh giữa Ukraine và lực lượng ly khai và nhiều người lo lắng rằng một cuộc xâm lược khác sắp xảy ra.
Lực lượng này bao gồm hơn 100.000 quân, hơn 1.000 xe quân sự, 200 máy bay và khoảng 60 tàu chiến, bao gồm cả các tàu chiến xa như Hạm đội Phương Bắc và Đội tàu Caspian. Theo Lầu Năm Góc, lực lượng này "chắc chắn lớn hơn" so với cuộc tấn công Ukraine vào năm 2014.
Các động thái, mà các quan chức Nga cho là các cuộc tập trận thường lệ đã thu hút những cảnh báo từ các nhà lãnh đạo thế giới và cam kết hỗ trợ Ukraine. Đến ngày 22/4, quân đội Nga đã ra lệnh rút lui, mặc dù họ đã chỉ thị các lực lượng của mình để lại vũ khí hạng nặng cho các cuộc tập trận trong tương lai.
Trong quá khứ, Ukraine phần lớn không được chuẩn bị cho chiến tranh. Tuy nhiên, ngày nay quân đội của họ đang ở một vị thế mạnh hơn nhiều và đang đảm bảo rằng bất kỳ hành động thù địch nào trong tương lai đều phải trả giá đắt cho kẻ thù của họ.
Quân đội Ukraine đã rơi vào tình trạng tồi tệ vào năm 2014 khi Nga sáp nhập Crimea và hậu thuẫn cho một cuộc xâm lược miền đông Ukraine. Vào năm 2014, sau hơn hai thập kỷ hòa bình, quân đội Ukraine đã giảm xuống chỉ còn 140.000 quân và chỉ 6.000 trong số đó sẵn sàng chiến đấu.
Phần lớn thiết bị cao cấp của Ukraine bao gồm một số thiết bị mới nhất do ngành công nghiệp vũ khí trong nước sản xuất đã bị bán cho nước ngoài. Việc sáp nhập Crimea cũng có tác động tàn phá đối với hải quân Ukraine, Kiev đã mất 75% nhân lực, hầu hết các căn cứ và 2/3 số tàu chiến.
Khi giao tranh ngày càng gia tăng, Ukraine phụ thuộc rất nhiều vào dân thường để cung cấp cho binh lính tiền tuyến những thứ như thực phẩm, nhiên liệu, quần áo và thiết bị liên lạc. Các tiểu đoàn tình nguyện cũng đóng vai trò quan trọng.
Khi Nga can thiệp vào cuộc xung đột vào cuối tháng 8/2014, lực lượng quân đội Ukraine đã bị đẩy lùi nhanh chóng đảo ngược hầu hết những tiến bộ mà họ đã đạt được trong những tháng trước đó. Nhưng bất chấp những thất bại, quân đội Ukraine ngày nay đang được đầu tư và lớn mạnh hơn nhiều.
Chuyên gia Radin, người đã viết các khuyến nghị về cải cách lĩnh vực an ninh cho chính phủ Ukraine, mô tả lực lượng hiện tại của Ukraine là "một quân đội thiện chiến kể cả các đơn vị lính tình nguyện ... cũng như khá nhiều cựu chiến binh vẫn sẵn sàng tái ngũ".
Ukraine đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc áp dụng các tiêu chuẩn và thông lệ của NATO và các lực lượng của nước này hiện có 255.000 quân nhân tại ngũ và 900.000 quân dự bị, được huấn luyện thường xuyên với Mỹ và quân đội các nước NATO khác.
Ukraine đã tăng ngân sách quốc phòng lên 4,1% GDP vào năm 2020 và phần lớn số tiền đó đã được dùng để tái trang bị. Ngoài tên lửa chống tăng Javelin do Mỹ sản xuất, Mỹ còn cung cấp cho Ukraine những chiếc Humvee bọc thép, thuyền bơm hơi, radio, hệ thống pháo phản lực và nhiều tàu tuần tra ....
Ukraine cũng đã mua máy bay không người lái Bayrakter TB2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất với hy vọng sẽ mua tới 48 chiếc. Những chiếc TB2 được Azerbaijan sử dụng cực kỳ hiệu quả chống lại các mục tiêu quân sự của Armenia trong cuộc chiến ngắn ngủi vào cuối năm ngoái.
Các máy bay TB2 cũng được cho là có hiệu quả chống lại các hệ thống phòng không Pantsir-S1 của Nga ở Libya và Syria. Các tổ hợp Pantsir-S1 của Nga đã bị phát hiện hoạt động ở lãnh thổ Ukraine và các quan chức Nga đã bày tỏ sự lo lắng về máy bay không người lái TB2 đang hoạt động ở đó.
Ngành công nghiệp quốc phòng nội địa của Ukraine rất phức tạp và đang phát triển. Ukroboronprom, tập đoàn quốc phòng thuộc sở hữu nhà nước đang sản xuất các loại xe chiến đấu bọc thép hiện đại được thiết kế trong nước như BTR-3 và BTR-4 cho Quân đội Ukraine.
Kiev đã ký một thỏa thuận với Thổ Nhĩ Kỳ về đóng một tàu hộ tống lớp Ada không rõ số lượng có thể bắn tên lửa chống hạm. Hải quân Ukraine cũng hy vọng sẽ mua được 16 tàu tuần tra Mark VI mới từ Mỹ, ít nhất hai trong số đó sẽ được chuyển giao vào cuối năm 2022.
Ukraine vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức. Chẳng hạn, lực lượng không quân nước này đã không được trang bị máy bay mới trong hơn hai thập kỷ và vị tướng hàng đầu của họ đã cảnh báo rằng hầu hết các máy bay chiến đấu có thể sẽ không sử dụng được trong thập kỷ tới.
Ukraine cũng đang cải tổ Ukroboronprom để vừa chống tham nhũng vừa làm cho ngành công nghiệp quốc phòng hiệu quả hơn và hấp dẫn hơn đối với các nhà đầu tư và đối tác phương Tây.
Nhưng thách thức lớn nhất trong thực tế là Nga, quốc gia có nhiều tài nguyên hơn và dân số đông hơn nhiều, mạnh hơn rất nhiều so với những gì Ukraine có thể hy vọng tự mình vươn lên.
Lực lượng gần 1 triệu binh sĩ hoạt động và 2 triệu quân dự bị của Nga và tổng chi tiêu quốc phòng của nước này thấp hơn Ukraine. Các hạm đội máy bay, phương tiện mặt đất và tàu chiến của Nga vượt trội hơn rất nhiều và áp đảo cả những nước láng giềng nhỏ hơn.
Mặc dù Kiev có thể tự mình đối phó với phe ly khai, nhưng "tại thời điểm này trong cuộc xung đột thật khó để tách phe ly khai khỏi người Nga", Radin nói và nói thêm rằng Moscow có thể tăng cường sự hỗ trợ cho phe ly khai để chống lại các lực lượng mà Ukraine đưa tới.
Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để quân đội Ukraine có thể làm tăng chi phí chiến tranh của Nga và làm thế nào để Ukraine có thể tự mình làm điều đó? Vì vậy Ukraine chỉ biết trông cậy vào Mỹ và NATO, nhưng Nga sẽ không ngồi yên để kẻ thù gây lấn tới. Nguồn ảnh: Fox.
Ukraine kéo quân cùng vũ khí hạng nặng tới sát biên giới Nga, sẵn sàng cho mọi cuộc xung đột có thể nổ ra bất cứ lúc nào. Nguồn: NewsTimes.
Tiến Minh