Ukraine: Trung lập liệu có đồng nghĩa với hòa bình mãi mãi?

Theo tờ Al Jazeera, việc Ukraine tiếp tục giữ vị trí trung lập và không tham gia NATO có thể sẽ mang lại lợi ích lớn cho an ninh khu vực.

Ukraine đã mong muốn tham gia NATO từ nhiều năm trước, với mục đích củng cố vị thế trong khu vực, đặc biệt là trước Nga. Tuy nhiên cơ hội tham gia NATO của Kiev là khá mong manh khi xung đột tiếp tục tàn phá quốc gia Soviet cũ này.

Nga đã chối bỏ tất cả các cáo buộc từ phương Tây rằng mình đang cố gắng tạo ảnh hưởng tới Ukraine, nước này cho biết mong muốn của mình rằng Ukraine sẽ tiếp tục là một nước trung lập, và không tham gia NATO.

Tuy nhiên ngày 24/02, Nga đã phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine sau vài tháng căng thẳng leo thang – và xung đột đã khiến con đường gia nhập NATO của Ukraine gần như đóng lại.

Sau gần 3 tuần xung đội, có vẻ như phía Ukraine đã không còn quyết tâm gia nhập NATO và cân nhắc tới khả năng trở thành quốc gia trung lập khi đồng ý đàm phán với Nga.

Theo luật Quốc tế, khi một nước giữ vị trí trung lập có nghĩa là quốc gia đó sẽ không tham dự vào các mâu thuẫn quân sự của nước khác.

Các ví dụ về nước trung lập gồm Thụy Sĩ, Ireland, Thụy Điển, Phần Lan và Áo, với bốn nước sau cùng là các nước cựu trung lập, do hiện tại đã tham gia Liên minh Châu Âu.

Tuy nhiên, mặc dù Liên minh Châu Âu đã có các chính sách về bảo mật, quốc phòng, các nước có thể chọn không áp dụng các chính sách này để tránh tình trạng bế tắc giữa các thế lực.

Theo Fotios Moustakis, một giáo sư nghiên cứu chiến lược tại Đại học Plymouth, việc Nga khẳng định mình không muốn ảnh hưởng hới Ukraine là khá khó tin.

“Sự thật là, từ 2008 và sau Hội nghị NATO tại Bucharest, Nga đã thể hiện quan điểm rõ ràng với phương Tây rằng Ukraine sẽ không được cho phép thoát ra khỏi sự kiểm soát của Nga,” ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Al Jazeera.

“Tại Hội nghị NATO Bucharest vào Tháng Tư năm 2008, Nga khẳng định rằng việc Georgia và Ukraine trở thành thành viên NATO, là một quyết định chiến lược sai lầm khổng lồ và đe dọa trực tiếp tới quyền lợi của Nga.”

Tuy nhiên việc Nga tấn công Ukraine “Không phải là để tái thiết lập Đế quốc Soviet 2.0”, ông bổ sung.

“Mà là nhằm đảm bảo quyền lợi tối quan trọng với Nga. Nếu quyền lợi của Nga không được các nước phương Tây đưa lên bàn cân".

“Nga không có mục đích hay khả năng chiếm hoàn toàn Ukraine. Việc Ukraine tiếp tục là một nước độc lập sẽ giải quyết được cuộc khủng hoảng hiện tại, và Phần Lan là một ví dụ trực quan về hướng đi sắp tới của Ukraine,”, Moustakis cho biết.

Tuy nhiên, tiếp tục có những câu hỏi được đưa ra về quyết định tiếp tục là nước trung lập sẽ ảnh hưởng thế nào tới Ukraine, Katharine AM Wright, giảng viên chính trị quốc tế tại Đại học Newcastle, thông tin tới Al Jazeera.

“Để các điều kiện do Ukraine đưa ra mang tính thực tế, các điều kiện này sẽ phải bao gồm việc xoa dịu người dân Ukraine vốn đã phải sống với những nỗi sợ về một nước láng giềng ngày càng căng thẳng” bà cho biết.

“Một nước Ukraine trung lập sẽ không còn hợp tác cùng NATO, mặc dù các nước trung lập khác như Phần Lan và Thụy Điển vẫn đang có mối quan hệ hợp tác cùng NATO. Cách thức hợp tác như vậy với NATO, dù có khó thực hiện, cũng sẽ là một lời cảnh tỉnh tới ông Putin về tương lai của Ukraine".

Liệu tiếp tục là một nước trung lập có mang lại hòa bình cho Ukraine?

“Nếu trở nên trung lập, Ukraine sẽ phải tìm kiếm các biện pháp an ninh không liên quan tới NATO, có thể sẽ trông cậy vào các nước khác thuộc Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc (Trung Quốc, Pháp, Anh, Mỹ) để có thể giữ hòa bình,” Wright bổ sung.

Nói chung, các chuyên gia đều đồng thuận rằng trở thành nước trung lập là hướng đi đúng đắn. Thậm chí, có thể coi là hướng đi duy nhất ở thời điểm hiện tại, để giải tỏa mọi áp lực đang đè nén lên châu Âu cũng như lên toàn thế giới.

Tờ Al Jazeera cho biết, khi mới bắt đầu tấn công, ông Putin đã yêu cầu NATO không chấp nhận việc kết nạp Ukraine và quyết tâm yêu cầu các thế lực NATO rút khỏi biên giới Nga.

“Các yêu cầu này đã bị NATO và Mỹ từ chối,” ông Gill cho biết. “Nếu các điều kiện này được cân nhắc kỹ hơn, có thể đã tránh được xung đột. Tuy nhiên, tôi cho rằng cả NATO và Mỹ đều sẽ không đồng thuận với ý kiến này, bởi làm vậy đồng nghĩa với việc nhận một phần trách nhiệm về cuộc xung đột này.”

Wright cũng cho biết, một nước Ukraine trung lập “sẽ trở thành lý do để dừng xung đột và kết thúc cuộc tấn công từ phía Nga”. Việc trở thành nước trung lập sẽ là một phần quan trọng của các yêu cầu đàm phán.

“Thông điệp chính của cuộc chiến tại Ukraine là tất cả các nước nên dựa vào thực lực của mình. Để có thể bảo toàn hòa bình và ổn định, cũng sẽ có những lúc phải từ bỏ một vài lý tưởng,” ông Fotios Moustakis cho biết.

Hoàng Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/ukraine-trung-lap-lieu-co-dong-nghia-voi-hoa-binh-mai-mai-1676405.html