Cùng với các thành viên NATO khác, Italy quyết định hỗ trợ cả khí tài lẫn nhu yếu phẩm cho Ukraine.
Quân đội Italy đang có trong biên chế 163 khẩu lựu pháo FH70 155mm, trong đó chỉ có 90 khẩu đang hoạt động, số còn lại ở dạng niêm cất.
Tuy vậy họ vẫn quyết định viện trợ một số lượng nhất định lựu pháo FH-70 cho quân đội Ukraine.
FH-70 là loại lựu pháo kéo 155mm do Anh, Iytaly và Đức hợp tác cùng phát triển vào thập niên 1970.
Lựu pháo FH-70 được sản xuất ở cả 3 quốc gia phát triển, bên cạnh đó có cả Nhật Bản cũng đã mua bản quyền và sản xuất loại pháo kéo này.
Được biết, chương trình phát triển lựu pháo FH-70 bắt đầu từ năm 1962, khi NATO có nhu cầu về một loại lựu pháo dã chiến mới.
Mục đích thiết kế ban đầu của FH-70 là để thay thế cho lựu pháo M114 155 mm.
Tuy nhiên, như nhiều chương trình vũ khí quốc tế khác, chương trình này đã có nhiều bất đồng sớm nảy sinh giữa các thành viên phát triển.
Mỹ rút khỏi chương trình năm 1965. Sau đó Italy đã thế chỗ và tham gia dự án vào năm 1970.
FH-70 có trọng lượng 9,6 tấn, chiều dài 9,8 m, chiều rộng 2,2 m, chiều cao 2,5 m.
Lựu pháo có góc nâng: -5° đến +70°, tốc độ bắn: 10 phát/phút. Kíp điều khiển pháo bao gồm 8 thành viên.
FH-70 có thể bắn tất cả các loại đạn 155mm tiêu chuẩn của NATO với tầm bắn tối đa 24,7 km hoặc 30 km với các loại đạn tăng tầm.
Lựu pháo FH-70 có thể bắn nhiều loại đạn tiêu chuẩn NATO.
Lựu pháo FH-70 thường được kéo bằng xe tải quân sự kiêm xe chở đạn.
Ngay khi nhận dòng pháo này, quân đội Ukraine đã ngay lập tức tung vào chiến trường để đấu pháo với quân đội Nga.
Dù các loại pháo phương Tây viện trợ cho Ukraine có độ chính xác tốt, tuy nhiên số lượng của chúng lại quá ít để có thể đấu pháo công bằng với quân đội Nga.
Việt Hùng