Ứng dụng triết lý Phật giáo giải quyết 'khủng hoảng toàn cầu'
Chúng ta đang phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng lớn. Những cuộc khủng hoảng này, đòi hỏi sự cải cách trong mô hình xã hội của chúng ta, mô hình này phải dựa trên một tầm nhìn mới về thế giới. Triết lý đạo Phật bổ chính cho Khoa học, để hỗ trợ cho sự cải cách thiết yếu này.
FacebookEmail
Mục lục bài viết
Ba cuộc khủng hoảng
Khí hậu
Sinh thái học
Năng lượng
Phật giáo và khoa học cho tương lai
Hướng tới một mô hình cải cách
Kết luận
Chúng ta đang phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng lớn. Những cuộc khủng hoảng này, đòi hỏi sự cải cách trong mô hình xã hội của chúng ta, mô hình này phải dựa trên một tầm nhìn mới về thế giới. Triết lý đạo Phật bổ chính cho Khoa học, để hỗ trợ cho sự cải cách thiết yếu này.
Tác giả: Jordi Solé Ollé
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global
Trong một thời gian, cộng đồng Khoa học đã đưa ra những cảnh báo nghiêm trọng về tình trạng khẩn cấp bởi môi trường toàn cầu, dự đoán một cuộc khủng hoảng với bằng chứng không thể chối cãi, đã chồng chất trong nhiều thập kỷ.
Đại dịch là một trường hợp bệnh lây truyền từ động vật sang người, hệ sinh thái toàn cầu sẽ sớm rối loạn và sụp đổ, hậu quả là nguy cơ an ninh lương thực toàn cầu, sự cạn kiệt tài nguyên vật chất và biến đổi khí hậu đã đặt chúng ta vào một kỷ nguyên chưa từng có trong lịch sử nhân loại.
Mô hình kinh tế xã hội mà chúng ta đã đạt được, cá nhân và tập thể, buộc chúng ta phải lựa chọn giữa việc duy trì đặc quyền của mình hoặc tạo ra một hành tinh xanh, vì một không gian sinh tồn bền vững và hạnh phúc cho tất cả các thế hệ mai sau.
Sự thay đổi này có thể được xử lý thông qua tầm nhìn tổng hợp của Phật giáo, đòi hỏi phải làm việc ở ba cấp độ: Đoàn thể, Cá nhân và trong Thâm tâm.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ thấy giữa Khoa học và Phật giáo đi đôi với nhau như thế nào trong hành động của đoàn thể và cá nhân. Tuy nhiên, Phật giáo cũng cung cấp cho chúng ta những công cụ cực kỳ hữu ích liên quan đến thế giới trong thâm tâm của chúng ta, để điều hướng cuộc khủng hoảng bằng một tầm nhìn toàn diện và tổng hợp.
Ba cuộc khủng hoảng
Trong nhiều thập kỷ, khoa học đã cảnh báo về những vấn đề nghiêm trọng mà nền văn minh của chúng ta sẽ phải đối mặt, nếu không có sự chuyển hóa về phương hướng liên quan đến những cách liên hệ khác nhau với thiên nhiên, cũng như trong cách chúng ta sống với thiên nhiên.
Hiện tại, các nghiên cứu khoa học cho chúng ta biết rằng, chúng ta đã vượt qua một số giới hạn rằng – nếu chúng ta tiếp tục theo cách này – trong thập kỷ này, chúng ta sẽ hướng tới những tình huống bị đe dọa, không chỉ nền văn minh của chúng ta mà còn cả nhân loại và toàn bộ sinh quyển, so với cách chúng ta sống và với nó bây giờ. Tình trạng này có thể được coi là một cuộc khủng hoảng toàn cầu ở ba lĩnh vực: Khí hậu, Sinh quyển và Hệ sinh thái, cũng như các nguồn tài nguyên cần thiết để duy trì xã hội của chúng ta – đặc biệt là nguồn tài nguyên quan trọng nhất: Năng lượng. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét ngắn gọn từng cuộc khủng hoảng này.
Khí hậu
Ở đây, cuộc khủng hoảng khí hậu xảy ra vì sự tiến hóa của các biến số vật lý và hóa học tạo nên bầu khí quyển và đại dương đang thay đổi theo những cách chưa từng thấy trước đây – thậm chí còn truy tìm các hồ sơ địa chất ít nhất một triệu năm về trước.* Nồng độ của khí gây hiệu ứng nhà kính (GHG) như CO2, kết quả của việc đốt nhiên liệu hóa thạch, đã tăng lên rất nhiều trong những thập kỷ gần đây.
Theo Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change – IPCC), một cơ quan khoa học chịu trách nhiệm đánh giá rủi ro về biến đổi khí hậu do hoạt động con người gây ra. Những hậu quả như thế, bao gồm những thay đổi về lượng mưa, sự gia tăng các hiện tượng cực đoan như hạn hán và lũ lụt, mực nước biển dâng cao, mất băng ở Bắc Cực, tăng nhiệt độ trung bình, sa mạc hóa, v.v. . . Vì lý do này, Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu cảnh báo rằng, lượng phát thải khí nhà kính phải giảm xuống bằng 0 trong những thập kỷ tới, để đảm bảo tình hình hiện tại vốn cực kỳ mong manh, và sớm cải thiện tốt hơn.
Sinh thái học
Một tác động khác của lối sống tập thể của chúng ta, được phản ánh trong cuộc khủng hoảng sinh thái. Những thay đổi mà chúng ta đang áp đặt lên hệ sinh thái của hành tinh ở mọi quy mô đều rất đáng kể: mất quần thể thụ phấn, mất đất đai màu mỡ, ít trữ nước hơn, gia tăng các loài xâm lấn, biến đổi sinh hóa của đại dương, giảm sản lượng lương thực toàn cầu với hậu quả là rủi ro về an ninh lương thực, sự gia tăng các loại chất ô nhiễm (ví dụ: nhựa, kim loại, kim loại nặng và thuốc trừ sâu), v.v. . .
Năng lượng
Điều đảm bảo rằng toàn bộ hệ thống kinh tế xã hội của chúng ta vận hành trơn tru, là khả năng tiếp cận khối lượng năng lượng khổng lồ, có thể tiêu thụ nhanh chóng và dễ dàng. Trong lịch sử, điều này có thể xảy ra việc sử dụng hàng loại nhiên liệu hóa thạch, việc sản xuất và theo thời gian tiêu thụ chúng đã tăng theo cấp số nhân. Tuy nhiên, tình trạng sản lượng này đang bị đe dọa bởi hai vấn đề: từ những thập niên 2010 đã sản xuất trì trệ với đỉnh điểm về dầu thô và không thể tiếp tục khai thác nguồn năng lượng này nếu muốn hạn chế lượng khí thải. Vấn đề hiện nay chúng ta đang gặp phải là nhu cầu ngừng sử dụng nhiên liệu hóa thạch và chuyển sang các nguồn năng lượng khác, chủ yếu là năng lượng tái tạo.
Có một vấn đề gấp đôi với việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo. Một phương diện, có những yếu tố điều kiện để sử dụng chúng: không phải lúc nào chúng ta cũng cần có nắng và gió, và vấn đề về cung cấp (mật độ năng lượng hoặc lượng điện năng có thể thu được từ khu vực bị chiếm dụng là thấp) rất khác với nhiên liệu hóa thạch. Phương diện khác, các vật liệu cần thiết, chẳng hạn như đồng, lithium và neodymium, để có thể khai thác và lưu trữ năng lượng này thường có nguồn cung hạn chế, cũng như diện tích mà các cơ sở tái tạo có thể độc quyền. Do đó, khả năng tăng sản lượng điện sẽ bị hạn chế, hệ lụy theo việc giảm nguồn tài nguyên trong tình huống hai cuộc khủng hoảng đã đề cập trước đó khiến nhu cầu về năng lượng nhiều hơn của chúng ta trở nên cần thiết.
Ba cuộc khủng hoảng này đặt chúng ta vào một tình huống vô cùng bất ổn, vì những thay đổi đang diễn ra có những tác động cực kỳ khó dự đoán. Sự không chắc chắn này dẫn đến tính mỏng manh lớn hơn đối với các hệ thống kinh tế xã hội của chúng ta và do đó, với tư cách là một hình thức tổ chức, chúng ta phải lập kế hoạch để có thể chuyển đổi các hệ thống này bằng cách sử dụng tất cả các công cụ chúng ta có sẵn. Cuối cùng cần phải có chiến lược suy nghĩ xem mô hình xã hội mà chúng ta mong muốn đạt được là gì, hãy nhớ rằng không làm gì sẽ dẫn chúng ta đến thảm họa tập thể và cá nhân.
Phật giáo và khoa học cho tương lai
Như thế, chúng ta đang ở một ngã ba đường chưa từng có, không chỉ đối với nhân loại mà còn đối với toàn bộ sinh quyển. Vấn đề này, khoa học chiếm giữ trên phạm vi hợp lý, với các biện pháp thực nghiệm, nhằm đưa ra quan điểm độc lập với những người quan sát, nghĩa là khoa học thường không coi các cá nhân và những thay đổi hành vi của họ, là điểm mấu chốt trong quá trình chuyển đổi cần thiết. Tuy nhiên, tương lai đòi hỏi sự chuyển đổi ở mọi cấp độ, kết hợp các hành động bên ngoài với những thay đổi tầm nhìn. Chính nơi đây, Phật giáo đóng góp một quan điểm bổ sung cho khoa học, để hỗ trợ việc khắc phục khủng hoảng và hỗ trợ chuyển hóa cá nhân và xã hội, một sự chuyển hóa bắt đầu từ cá nhân và lan rộng khắp xã hội.
Hướng tới một mô hình cải cách
Trước đó như trên đã đề cập, để ngăn chặn thảm họa tập thể và cá nhân, chúng ta cần một sự thay đổi căn bản trong cách hiểu về thế giới, bản thân chuyển từ quan điểm cá nhân-vị lợi-vật chất sang một tầm nhìn trong đó chính cuộc sống là trung tâm điểm tham chiếu. Chúng ta bắt đầu với một xã hội lấy cá nhân làm trung tâm (Hình 1) và từ đó xã hội được xây dựng. Việc chuyển đổi tầm nhìn này bao gồm những thay đổi ở ba cấp độ: Đoàn thể, Cá nhân và trong Thâm tâm. Điều quan trọng là phải bổ sung tầm nhìn về chủ nghĩa sinh thái (bảo vệ các loài động vật và thực vật) với tầm nhìn của Phật giáo về bảo vệ sự sống dựa trên từ bi tâm và vô ngã vị tha.**
Triết lý và thực hành Phật giáo, nhấn mạnh cả sự hiểu biết hợp lý thông qua kiến thức logic và thực nghiệm/khoa học, cũng như việc kỹ năng kiểm soát cảm xúc, rèn luyện để làm chủ bản thân. Vì thế, nếu chúng ta muốn thay đổi lâu dài, những thay đổi không thể chỉ đến từ sự lĩnh hội trí tuệ, mà chúng ta phải trải nghiệm những gì chúng ta đã phản ánh để có thể tích hợp nó vào cuộc sống của bản thân.***
Sau sự chuyển đổi này, có thể mô hình hiện tại là gì và mô hình tương lai là gì? Mô hình kinh tế xã hội ngày nay dựa trên một quan điểm lệch lạc về thế giới – với tư cách là con người, chúng ta thấy bản thân tách biệt khỏi thiên nhiên và hệ sinh thái. Tầm nhìn hiện đại này có thể được tóm tắt trong ba ý tưởng cốt lõi:
1. Làm cơ sở cho hoàn thiện cá nhân bởi những hạn chế/chủ nghĩa cá nhân;
2. Chủ nghĩa Duy vật/Chủ nghĩa vị lợi và do đó, sự khách quan hóa con người và phi nhân loại;
3. Tiến bộ là động cơ của sự cải cách xã hội.
Bởi vì chúng phản tự nhiên, những trụ cột này tạo ra một trạng thái không hề yên bình, cơ bản là do sự bất mãn tồn tại nhằm vào sự báo oán, từ đó tạo ra sự kích động và căng thẳng. Hình 1 thiết kế sơ đồ mô hình này, khái niệm về cách tổ chức cá nhân, xã hội, hệ sinh thái và môi trường. Cá nhân là nền tảng, mặc dù họ không có sự tham chiếu bên trong và do đó bị mắc kẹt trong quan niệm hoặc tầm nhìn duy vật dựa trên ba lớp trước đó.
Cho thấy tầm nhìn hiện tại về sự tương tác giữa cá nhân-xã hội-môi trường, trong đó các cá nhân là cơ sở, duy trì phần còn lại và, song song, tầm quan trọng của việc khái niệm hóa các cá nhân là trụ cột của công trình này vẫn chưa được công nhận. Hình ảnh của tác giả.
Hãy ghi nhớ những điều trên đây, một mô hình mới phải bù đắp sự biến dạng từ ba lĩnh vực cốt lõi:
1. Cân bằng chủ nghĩa cá nhân với sự đồng cảm;
2. Chủ nghĩa duy vật và khách thể hóa (cụ thể hóa) với tầm nhìn siêu việt;
3. Ý tưởng về sự tiến bộ cũng như hạnh phúc và động cơ cải cách xã hội để có sự hiện diện và nhận thức lớn hơn, được thể hiện thông qua chủ nghĩa linh hoạt và giá trị lớn hơn của mọi thứ mà chúng ta trải nghiệm.
Hơn nữa, như đã đề cập, những triệu chứng bên ngoài này biểu hiện thông qua sự căng thẳng và kích động, do đó đòi hỏi phải thường xuyên thực hành thiền định để thanh tịnh hóa tinh thần hoàn hảo hơn, nhằm hóa giải những căng thẳng này bằng sự bình yên và thanh thản hồn nhiên. Mô hình mới này được mô tả trong Hình 2, với tầm nhìn ở trung tâm và đặt các giới hạn bên ngoài của sơ đồ với môi trường là yếu tố điều hòa cho các hành động ở mọi cấp độ.
Trung tâm kiến tạo trong mô hình mới là tầm nhìn của cá nhân về thế giới, từ đó nảy sinh khái niệm về cá nhân và cách họ liên hệ với tất cả mọi người (xã hội) và phi nhân loại khác (hệ sinh thái) và, với tư cách là một đoàn thể, cách chúng thích nghi với môi trường.**** Hình ảnh của tác giả
Điều này dẫn chúng ta đến một thực tế là mọi thứ đều bắt đầu từ sự chuyển hóa bên trong cá nhân. Trong phương diện cá nhân – ngoài tầm nhìn – trên tinh thân từ bi tâm, vô ngã vị tha và sự bao dung độ lượng là động lực. Tầm nhìn qua sự hiểu biết, cảm thông và thương yêu trở thành trung tâm của sự chuyển hóa này, nó sẽ chuyển hóa dần dần/phản hồi thành kinh nghiệm và kiến thức kinh nghiệm. Trong lĩnh vực thực tế nhất, tu tập thiền định Phật giáo được coi là một công cụ có tác dụng chuyển hóa để mang lại sự bình yên và trong tâm thanh thản hồn nhiên. Do đó, mục đích cuối cùng là giảm thiểu chủ nghĩa cá nhân và kích thích tăng trưởng trong giao lưu tương tác. Sơ đồ cuối cùng sau quá trình chuyển hóa này được hiển thị trong hình 3, trong đó, bằng cách tích hợp các tầm nhìn siêu việt và tầm nhìn cá nhân, có một tầm nhìn trải nghiệm về mối liên kết và sự chồng chéo của các lĩnh vực tương tác phụ thuộc khác nhau: tầm nhìn, cá nhân, xã hội và sinh thái.
Mục tiêu cuối cùng là thoát khỏi những giới hạn bao quanh từng lớp và tạo ra ý thức lớn hơn từ sự chồng chéo của hệ sinh thái tầm nhìn-cá nhân-xã hội-hệ sinh thái. Hình ảnh của tác giả.
Kết luận
Chúng ta đang phải đối mặt với ba cuộc khủng hoảng lớn. Những cuộc khủng hoảng này, đòi hỏi sự cải cách trong mô hình xã hội của chúng ta, mô hình này phải dựa trên một tầm nhìn mới về thế giới. Triết lý đạo Phật bổ chính cho Khoa học, để hỗ trợ cho sự cải cách thiết yếu này, vì sự cải cách này bắt nguồn từ sự chuyển hóa nội tâm của mỗi cá nhân, hoạt động dựa trên sự bình an nội tâm, sự siêu việt, trong thực tại và trên hết là chúng ta sống có sự đồng cảm, chia sẻ là những người sẵn sàng giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình mà không màng đến tư lợi của bản thân. Với triển vọng này, chúng ta có thể giúp giải quyết thách thức tập thể lo lớn này. Để tìm hiểu thêm, chúng ta có thể xem thêm hội thảo “Nguy cơ Khủng hoảng Toàn cầu và Phật giáo Hướng tới một Kiểu mẫu Cải cách” (Global Systemic Crisis and Buddhism Toward a Change of Paradigm).***
Tác giả bài viết, Tiến sĩ Jordi Solé, nhà nhà nghiên cứu trong các lĩnh vực khí hậu, môi trường, sinh thái và năng lượng. Ông đạt được học vị Tiến sỹ Vật lý Ứng dụng tại Đại học Bách khoa Catalonia, và đã tham gia vào 21 Dự án khoa học, trong đó có 4 dự án.
Tiến sĩ Jordi Solé đã có 54 bài báo được xuất bản và là nhà phản biện, phê bình cho 7 Tạp chí quốc tế. Ông đã tham dự hơn 50 Hội thảo Khoa học trong nước và quốc tế. Ông đã từng là đồng cố vấn cho hai Luận án Tiến sỹ và là đồng cố vấn của 3 Luận án Tiến sỹ.
Tiến sĩ Jordi Solé là thành viên của Hội đồng đánh giá Luận án Tiến sỹ và cấp bằng cấp cao, đồng thời có 14 năm kinh nghiệm trên cương vị Giảng viên các chương trình Thạc sỹ và Đại học, điều phối một số môn học tại Đại học tự trị Barcelona (UAB), Đại học Bách khoa Catalonia (UPC) và Đại học Barcelona (UB). . .
Tiến sĩ Jordi Solé đã làm việc trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và báo in, đồng thời viết blog bằng tiếng Catalan về các chủ đề liên quan đến năng lượng, môi trường và tác động của chúng đối với xã hội.
Tác giả: Jordi Solé Ollé
Việt dịch: Thích Vân Phong
Nguồn: Buddhistdoor Global
***
Chú thích:
* Atmospheric CO₂ concentration (Our World in Data)
** Sakya Trichen. 2020. Freeing the Heart and Mind: Part Three: Teachings of the Sakya Path Boulder, CO: Shambhala Publications.
*** Crisis sistémica global y budismo: hacia un cambio de paradigma. Por Jordi Solé (YouTube)
**** Lama Rinchen Gyaltsen: Cómo superar el miedo (YouTube)