Ủng hộ gìn giữ hòa bình, giải quyết khủng hoảng

Trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên hợp quốc (LHQ), Việt Nam tham dự phiên thảo luận về sáng kiến của Tổng Thư ký LHQ mang tên Hành động vì gìn giữ hòa bình (A4P). Tại phiên thảo luận, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Ðại sứ Ðặng Ðình Quý khẳng định cam kết của Việt Nam ủng hộ và tiếp tục tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Việt Nam đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế củng cố quan hệ đối tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực.

Trong vai trò Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an (HÐBA) Liên hợp quốc (LHQ), Việt Nam tham dự phiên thảo luận về sáng kiến của Tổng Thư ký LHQ mang tên Hành động vì gìn giữ hòa bình (A4P). Tại phiên thảo luận, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ, Ðại sứ Ðặng Ðình Quý khẳng định cam kết của Việt Nam ủng hộ và tiếp tục tham gia hoạt động gìn giữ hòa bình của LHQ. Việt Nam đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế củng cố quan hệ đối tác giữa LHQ và các tổ chức khu vực.

* Tại Giơ-ne-vơ (Thụy Sĩ), Việt Nam tham gia khóa họp lần thứ 21 Hội đồng đại diện các nước thành viên Trung tâm Phương Nam, tổ chức liên chính phủ các nước đang phát triển. Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam bên cạnh LHQ, Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và các tổ chức quốc tế, Ðại sứ Lê Thị Tuyết Mai nhấn mạnh, Việt Nam đề cao chủ nghĩa đa phương, ủng hộ Trung tâm Phương Nam thúc đẩy hợp tác giữa các nước đang phát triển, giải quyết các vấn đề toàn cầu, thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

* Tại cuộc họp của HÐBA thảo luận việc thực hiện thỏa thuận Min-xcơ hướng tới giải quyết xung đột ở miền đông U-crai-na, Việt Nam khẳng định ủng hộ giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, phù hợp Hiến chương LHQ và luật pháp quốc tế. Ðại sứ Ðặng Ðình Quý, Trưởng Phái đoàn thường trực Việt Nam tại LHQ hoan nghênh tiến triển trong việc thực thi thỏa thuận hòa bình, kêu gọi các bên liên quan tiếp tục đối thoại.

* Việt Nam cũng tham gia một loạt cuộc họp trực tuyến của HÐBA thảo luận về tình hình Xy-ri, Li-bi, Xô-ma-li-a, Xu-đăng và về nguy cơ tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế. HÐBA đã thông qua Nghị quyết 2562 về tình hình khu vực Ða-phơ của Xu-đăng, thông qua Tuyên bố Chủ tịch về tình hình Li-bi, trong đó hoan nghênh những tiến triển tích cực tại các nước này.

* Trong khi đó, truyền thông quốc tế nhận định rằng, Việt Nam là điểm sáng kinh tế của thế giới. Tuần báo Tin tức Trung Quốc có bài viết nhấn mạnh, Ðại hội XIII của Ðảng Cộng sản Việt Nam vạch đường hướng phát triển, đưa Việt Nam trở thành nơi thu hút đầu tư mạnh nhất Ðông - Nam Á. Dựa trên những phân tích về tiến trình phát triển của Việt Nam từ khi khởi động chính sách đổi mới, bài báo cho rằng, với môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, Việt Nam sẽ trở thành điểm đến đầu tư có sức hút mạnh nhất khu vực.

* Trang mạng moderndiplomacy.eu dẫn nhận định của chuyên gia Ấn Ðộ đánh giá tích cực về thành tựu kinh tế Việt Nam. Giới chuyên gia cho rằng, Ðảng Cộng sản Việt Nam coi trọng phát triển kinh tế, đưa đất nước trở thành điểm đến thay thế các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á. Tầm nhìn của Ðảng cho thấy mong muốn đưa Việt Nam trở thành cường quốc tầm trung ở Ðông - Nam Á.

* Bài viết trên trang yourlocalguardian.co.uk của Anh cho rằng, Việt Nam có thể trở thành điểm đến du lịch hàng đầu giai đoạn hậu Covid-19. Theo bài viết, kết quả phòng, chống dịch Covid-19 của Việt Nam được quốc tế khen ngợi và Việt Nam trở thành điểm đến nổi tiếng về an toàn, đáng tin cậy về sức khỏe.

Nguồn Nhân Dân: https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/ung-ho-gin-giu-hoa-binh-giai-quyet-khung-hoang-635371/